Thực hiện Quyết định của lãnh đạo Bộ Công an và Quyết định số 4583/QĐ-BQP ngày 04/12/2009 của Bộ trưởng Quốc phòng về việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài và theo lời mời của Tổng Giám đốc CIVIPOL/ Bộ Nội vụ Cộng hoà Pháp trong khuôn khổ dự án: “Hiện đại hoá tổ chức, phương tiện kỹ thuật và công nghệ phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn và an toàn dân sự của Việt Nam” do quỹ FASEP của Pháp tài trợ.
Từ ngày 06/12/2009 đến ngày 22/12/2009, Đoàn công tác của Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam do đồng chí Đại tá Đỗ Văn Sơn, Phó Cục trưởng, Phó chánh văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Cộng hòa Pháp nhằm nghiên cứu, triển khai các bước thực hiện dự án đảm bảo đạt kết quả tốt.
Tham gia đoàn có các đồng chí: Phó giáo sư, Tiến sỹ, Ngô Văn Xiêm – Phó hiệu trưởng trường Đại học PCCC – Bộ Công an; Nguyễn Huy Phụ, Phó phòng Tham mưu kế hoạch, Cục cứu hộ, cứu nạn; Phạm Minh Tuấn, Phó trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch và đầu tư, Cục cứu hộ, cứu nạn – Bộ Quốc Phòng; Nguyễn Mạnh Cường, Chánh văn phòng – Viện ứng dụng công nghệ – Bộ Khoa học và công nghệ; Phạm Minh Hùng, Chuyên viên Vụ Tổ chức biên chế – Bộ Nội vụ.
Tại nước Cộng hòa Pháp, đoàn đã đến thăm và làm việc với 17 đơn vị và Công ty; Tổng cục an toàn dân sự – Bộ Nội vụ, Trung tâm chỉ huy vùng phía Nam và Trung tâm chỉ huy cấp tỉnh, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn (PCCC – CN) quốc gia và Trường Đào tạo ứng dụng an toàn dân sự, một số Trung tâm đào tạo Phòng cháy chữa cháy – Tìm kiếm cứu nạn (PCCC – TKCN) và các sự cố. Thăm Sở PCCC – CN tỉnh ButDeRon, Trung đoàn hải quân PCCC thành phố Macxây, đơn vị quân đội tham gia làm nhiệm vụ PCCC – CN và ứng phó các sự cố ở trong nước và quốc tế và một số Công ty chuyên sản xuất trang thiết bị chuyên dụng PCCC – TKCN và ứng phó các sự cố tại Cộng hoà Pháp như: Camiva, Ácmet, Sodes, thalet, EADS, sản xuất máy bay chữa cháy và cứu nạn; Trung tâm khoa học – kỹ thuật xây dựng.
Về tổ chức hệ thống an toàn dân sự của Cộng hoà Pháp
Khái niệm An toàn dân sự ra đời tại Pháp năm 1935 và một đạo luật được ban hành vào năm đó quy định việc hình thành lực lượng phòng thủ dân sự Pháp. Đến năm 1951, lực lượng này trở thành cơ quan quốc gia bảo vệ dân sự. Năm 1975, hợp nhất cơ quan này với các lực lượng dân sự cấp tỉnh, lữ đoàn PCCC và cứu nạn Pa ri, tiểu đoàn Hải quân PCCC – Cứu nạn Mác Xây thành một lực lượng thống nhất nhằm mục tiêu: Bảo vệ an toàn cho người, tài sản và môi trường. Tổng số lực lượng tham gia công tác An toàn dân sự Pháp hiện có 250.000 người, trong đó 12.000 lính quân sự. 55.000 nhân viên chuyên nghiệp và hơn 170.000 nhân viên tình nguyện.
Ở cấp tỉnh, thành phố: Người chịu trách nhiệm cao nhất về An toàn dân sự là Tỉnh trưởng. Cơ quan giúp việc Tỉnh trưởng là Văn phòng Tỉnh trưởng. Mỗi tỉnh có 1 Sở PCCC – CN để đảm nhiệm thực hiện nhiệm vụ an toàn cho dân sự. Nguyên tắc bố trí: Thành phố Pari có 8300 quân. Riêng thành phố Mác xây có 2400 quân được bố trí ở 18 đội PCCC – cứu nạn và 03 Trung tâm huấn luyện và đào tạo. Để bảo vệ thành phố có diện tích là 240 km2 và dân số là 1 triệu người. Năm 2008 xảy ra 104024 vụ việc, trong đó có 73% là cứu hộ – cứu nạn, 7 % đi chữa cháy, số còn lại là các vụ việc khác. Mỗi lần xuất xe đi làm nhiệm vụ bao gồm: 02 xe chữa cháy + 01 xe chỉ huy + 01 xe thang và 01 xe cấp cứu. Theo thống kê hàng năm số vụ việc trong thành phố tăng thêm trên dưới 10%. Lực lượng và phương tiện theo quy định của luật an toàn dân sự và dựa trên 03 tiêu chí cơ bản là: Đảm bảo quản lý được từ 95% diện tích lãnh thổ trở lên; thời gian phục vụ của các đơn vị không quá 10 phút và cần phải đánh giá mức độ và những ngày cơ có thể gây nguy hiểm cho dân chúng.
Về công tác đào tạo, huấn luyện cho an toàn dân sự:
Hệ thống đào tạo, huấn luyện an toàn dân sự của Cộng hoà Pháp có: Trường Đào tạo sĩ quan PCCC – CN quốc gia; Trường Đào tạo ứng dụng an toàn dân sự, các Trung tâm đào tạo PCCC -TKCN, Trung tâm Đào tạo ứng phó sự cố hoá học chất độc phóng xạ hạt nhân và Trung tâm huấn luyện kỹ năng tìm kiếm cứu nạn trên biển. Có 5 trường đào tạo cấp vùng (ECASC) và 55 Trung tâm đào tạo và huấn luyện cấp tỉnh, thành phố. Quy mô xây dựng của nhà trường và các Trung tâm rất cơ bản, đồng bộ có đầy đủ các hạng mục công trình, đặc biệt là nơi luyện tập thực hành. Trang thiết bị bảo đảm cho huấn luyện, đào tạo và thực hành hiện đại tiên tiến, sát với nội dung được học và các tình huống.
Trường Đào tạo sĩ quan PCCC – CN quốc gia (ENSOSP) là một bộ phận của cơ quan an toàn dân sự quốc gia, mặc dù về vị trí trong hệ thống giáo dục chung là cơ sở đào tạo công, độc lập trong một số lĩnh vực quản lý như điều hành các hoạt động. Riêng về nội dung, chương trình đào tạo chịu sự quản lý của phòng Đào tạo thuộc Vụ quản lý lực lượng PCCC – CN. Trường đào tạo sĩ quan quốc gia (ENSOSP) là nơi đào tạo sĩ quan chỉ huy và lực lượng nguồn cấp quốc gia. Trường ENSOSP thành lập năm 1977 tại Pa ri, hiện nay có 03 cơ sở (01 ở thành phố Pa ri; 02 ở tỉnh Mác xây); nơi học lý thuyết, phòng học thư viện, ký túc xá có diện tích 24 ha. Nơi học thực hành, huấn luyện là 12 ha. Trường đã đào tạo được 25000 sĩ quan thuộc các chuyên ngành: Chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; cứu hộ y tế; quản lý các sự cố; sĩ quan chỉ huy phụ trách an toàn an toàn dân sự của các Bộ, ngành; sĩ quan chỉ huy cao cấp.
Tôn chỉ của trường: Luôn tôn trọng giá trị cơ bản của lực lượng PCCC cứu nạn Pháp là: Tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, dũng cảm, tận tuỵ, hiệu quả.
Đối tượng tuyển sinh gồm 02 nguồn: Tuyển mới là những người đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ và số đang công tác trong lực lượng có nhu cầu đào tạo thành sĩ quan; Thời gian đào tạo là 1 năm, đều qua thi tuyển.
Phương châm hành động: Dự báo, cảnh báo và cứu giúp.
Nguyên tắc tổ chức: Đa năng, đi trước một bước so với sự phát triển kinh tế xã hội; hệ thống chỉ huy rõ ràng và mang tính phối hợp liên bộ.
Hệ thống an toàn dân sự (ATDS) của Cộng hoà Pháp được tổ chức ở 3 cấp: Trung ương, vùng và tỉnh. Toàn quốc có 7 vùng trên bộ và trên biển, 96 tỉnh và 4 lãnh thổ hải ngoại.
Cấp Trung ương: Tổ chức Tổng cục An toàn dân sự, trực thuộc Bộ Nội vụ. Tổng cục ATDS giúp Bộ trưởng Nội vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và là cơ quan điều phối quốc gia về an toàn dân sự. Tổng cục có 04 Cục, 3 Ban, 01 trung tâm xử lý sự cố liên bộ (COGIC) và trường đào tạo sĩ quan quốc gia, cụ thể: (Cục Quản lý Hành chính (nhân sự, đảm bảo hậu cần, kỹ thuật); Cục Quản lý các đơn vị ứng phó (Quản lý lực lượng ứng phó quốc gia); Cục Quản lý lực lượng PCCC – cứu nạn (quản lý các Sở PCCC cứu nạn); Cục Quản lý các sự cố (gồm các chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau); Ban Quan hệ quốc tế; Ban thanh tra; Ban Y tế.
Cấp vùng: Do một Tỉnh trưởng phụ trách, có cơ quan tham mưu vùng làm nhiệm vụ điều phối, cơ quan tham mưu liên ngành gồm (Cảnh sát PCCC – CN, hải quân, y tế, quân đội) và hỗ trợ hoạt động cho các địa phương trong vùng.
Nguồn nhân lực sau khi đào tạo được điều về các Sở PCCC – CN và các đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ.
Về trang thiết bị bảo đảm an toàn dân sự:
Đoàn đã đến thăm, nghiên cứu ở một số Công ty chuyên sản xuất trang thiết bị chuyên dụng và trang thiết bị bảo hộ cho an toàn dân sự gồm có: Công ty Sidec chuyên sản xuất xe chữa cháy, xe cứu hộ cứu nạn đa năng và xe chở Contener cơ động. Công ty CAMIVA chuyên sản xuất trang thiết bị chuyên dụng xe chữa cháy có sức chứa từ 4000 – 8000 lít nước và hoá chất, xe thang đa năng cứu hộ – cứu nạn có độ cao từ 25 – 72 m. Công ty MATISEC chuyên sản xuất trang thiết bị cá nhân làm nhiệm vụ PCCC – cứu hộ – cứu nạn, sự cố hoá chất và phóng xạ hạt nhân, Tập đoàn EADS chuyên sản xuất máy bay trực thăng chở người cứu hộ, cứu nạn và chữa cháy, thông tin địa lý bảo đảm cho các Trung tâm quốc gia và Trung tâm vùng và các đơn vị và các loại trang thiết bị thông tin liên lạc. Công ty Thalec chuyên sản xuất trang thiết bị thông tin liên lạc bảo đảm cho các nhiệm vụ PCCC, CH – CN ứng phó các sự cố.
Qua nghiên cứu, cho thấy trang thiết bị của các Tập đoàn và các Công ty đã sản xuất cung cấp cho các lực lượng an toàn dân sự của Pháp, các nước trong liên minh Châu Âu và trên toàn cầu, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đa năng thiết thực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ có độ bền cao. Đồng thời khẳng định có đầy đủ điều kiện sản xuất trang thiét bị theo đơn đặt hàng của phía đối tác.
Đoàn đã đến thăm, nghiên cứu tại Trung tâm khoa học kỹ thuật xây dựng ở Pa ri. Đây là một Trung tâm lớn của Pháp và Châu Âu chuyên nghiên cứu ứng dụng các loại trang thiết bị và vật liệu trước khi đưa ra sử dụng và thị trường. Đặc biệt đoàn được nghe giới thiệu chi tiết về trang thiết bị thí nghiệm và thực nghiệm tính chịu lực của vật liệu và cấu kiện xây dựng theo tiêu chuẩn Pháp và Châu Âu.
Cũng trong dịp này đoàn đã làm việc với Sở chữa cháy, cứu nạn tỉnh Marseille, Sở có nhiệm vụ thực hiện mọi công việc về an toàn dân sự trên địa bàn về người, tài sản và môi trường. Làm việc với văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Butderon về điều phối chỉ huy các hoạt động an toàn dân sự của tỉnh. Thăm và làm việc với 1 đơn vị quân đội tham gia hỗ trợ an toàn dân sự, đơn vị này được biệt phái sang cho Bộ Nội vụ để thực hiện nhiệm vụ an toàn dân sự trong nước và quốc tế. Quân số gồm 1600 người, biên chế thành 3 đoàn gồm: Đoàn ứng phó bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, Đoàn ứng phó sập đổ công trình, Đoàn ứng phó các sự cố hoá học và phóng xạ hạt nhân. Đơn vị đã đi thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở 20 nước trên thế giới.
Đây là dự án lớn do Chính phủ Pháp tài trợ cho Việt Nam về lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Dự án sẽ chia ra một số giai đoạn và các tiểu dự án, trong đó sẽ có tiểu dự án về đào tạo nguồn nhân lực PCCC – cứu nạn do trường Đại học PCCC đảm nhiệm. Để góp phần đẩy nhanh xúc tiến thực hiện dự án đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, trong thời gian tới web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
sẽ có các buổi làm việc với đoàn công tác và chuyên gia Cộng hòa Pháp tiến hành khảo sát thực tế ở cả 02 cơ sở của trường để thống nhất các nội dung đầu tư được ghi trong dự án khả thi.
Ngô Văn Xiêm