web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hà Nội: Nồng độ phóng xạ trong không khí đang giảm.

Bộ Khoa học và Công nghệ hôm qua 15/4/2011, cho biết nồng độ phóng xạ trong không khí tại Hà Nội đo được rất thấp và có chiều hướng giảm.

Số liệu do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân cho thấy, các đồng vị phóng xạ I-131, Cs-134 và Cs-137 đo được với hàm lượng rất nhỏ và có chiều hướng giảm. Ở TP HCM, các đồng vị phóng xạ phát hiện thấy có nồng độ rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Tại Đà Lạt, trạm quan trắc thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân không còn ghi nhận Cs-134 và Cs-137.

Theo hình ảnh mô phỏng từ tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), đám mây phóng xạ vẫn đang tồn tại trên vùng Đông Nam Á, tiếp tục lan rộng đến Ấn Độ và xuống phía nam bán cầu.

"Nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc ở Đông Nam Á thấp hơn mức cho phép hàng trăm nghìn lần và không làm thay đổi nền phóng xạ hiện tại trong vùng", báo cáo có đoạn.

Ảnh: Bộ KH&CN.
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho khu vực Đông Nam Á lúc 2h ngày 16/4/2011. Ảnh: Bộ KH&CN.

Sau khi có thông tin Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ ra biển và nâng mức đánh giá khủng hoảng hạt nhân lên cao nhất – mức 7, tâm lý hoang mang xuất hiện trong một số người dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam.

Nhiều người dân từ Quảng Trị đến Quảng Nam, Đà Nẵng đã đổ xô đi mua muối i-ốt dữ trự do tin đồng nước biểm nhiễm phóng xạ.

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã lấy mẫu nước biển tại Ninh Thuận kiểm tra, nhưng chưa phát hiện phóng xạ bất thường trong nước biển.

"Viện chúng tôi đã lấy mẫu nước biển để kiểm tra trong suốt tuần qua, nhưng chưa phát hiện phóng xạ trong nước biển. Nhật Bản thải nước phóng xạ ra biển nhưng ở nồng độ thấp, có thể chỉ những vùng gần khoảng 30 km so với nơi thải ra bị ảnh hưởng", tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt nhấn mạnh.

ST.(Theo VnExpres)