web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nhớ lại buổi chiều hôm ấy, khi thầy Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện về văn hóa đọc* .

Cách đây không lâu, vào buổi chiều ngày 16/5/2011, Thầy Nguyễn Mạnh Hùng – Tiến sỹ, Giám đốc Thái Hà Books đã có buổi chia sẻ về "Văn hóa đọc và Kĩ năng đọc sách siêu tốc" tại Đại học Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an. Buổi nói chuyện diễn ra trong không khí thân mật, giữa một người thầy tâm huyết với văn hóa đọc và những chiến sĩ mang trên mình màu áo xanh và nhiệm vụ cao cả.

Ngay khi bắt đầu buổi nói chuyện, Thầy Nguyễn Mạnh Hùng đã bày tỏ lòng cảm kích của mình khi lần đầu tiên, Thầy đến với những học viên của một trường Đại học thuộc khối ngành An ninh. Thầy nói: “Tôi thật sự vui mừng! Mỗi năm tôi trò chuyện, chia sẻ với sinh viên của hơn 50 trường đại học ở khắp nơi trên cả nước, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được mời đến với những chiến sĩ trong ngành công an. Và tôi còn vui mừng hơn nữa khi biết rằng, nhà trường đã và đang xây dựng một thư viện kiểu mẫu nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa đọc cho các em sinh viên trong trường.“

Tham gia và nghe chương trình còn có lãnh đạo và nhiều giảng viên, cán bộ của Đại học Phòng cháy Chữa cháy, trong đó có cán bộ thư viện của nhà trường. Được biết trong thời gian tới nhà trường sẽ đầu tư hơn cho thư viện. Và đây cũng chỉ là sự hợp tác đầu tiên giữa Thái Hà Books với ĐH PCCC nói riêng và Bộ Công an nói chung.

TS Nguyễn Mạnh Hùng kỹ tặng sách cho giảng viên và sinh viên ĐH PCCC 

Thầy nhấn mạnh, việc đọc sách vô cùng quan trọng. Đọc sách giúp ta thu thập kiến thức, đưa cho ta cách thức vận dụng và giúp ta thay đổi nhận thức của mình. Đối với một học viên công an ĐH Phòng cháy chữa cháy trong tương lai sẽ là chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CHCN thì điều này càng quan trọng. Có kiến thức tốt, có cách thức tốt, nhưng không xây dựng được nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của việc phòng cháy và chữa cháy, thì những kiến thức và cách thức kia chưa chắc đã hiệu quả.

Thầy khuyến khích các bạn học viên thay đổi thói quen đọc sách của mình. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 10 phút để đọc sách thôi. Làm một phép tính đơn giản, một năm sẽ đọc được ít nhất 12 cuốn. Và 50 năm cuộc đời, số sách mà bạn đọc được sẽ không hề nhỏ. Đó sẽ là kho tàng cung cấp cho bạn biết bao kiến thức bổ ích, không chỉ cho bản thân mình, mà cho cả những người xung quanh, và thậm chí cho cả thế hệ sau.
 

Nhưng đọc sách như thế nào mới giúp ta thu thập kiến thức một cách tốt nhất. Thầy nói: “Người biết đọc sách là người biết loại sách“. Cần phải xác định cho mình đâu là cuốn sách mình cần, đâu là cuốn mình không cần đọc và chưa cần đọc. Khi đọc cũng cấn hình thành cho mình những kĩ năng như: không đọc thành tiếng, không phát âm ra miệng mà đọc trong đầu; không đọc từng từ mà đọc từng cụm từ hoặc cả câu. Khi đọc phải tìm được từ khóa, là từ quan trọng nhất; đồng thời dùng bút ghi nhớ lại, làm như thế giúp chúng ta nhớ được nhanh và lâu hơn. Chuẩn bị tâm thế cho việc đọc sách cũng vô cùng quan trọng, thói quen đọc sách trên giường trước khi đi ngủ là hết sức sai lầm. Đọc sách phải ở nơi có đủ ánh sáng, yên tĩnh, có bàn ghế mà quan trọng nhất là thư giãn, như thế hiệu quả tiếp thu kiến thức mới cao.
 

Trong buổi nói chuyện, các bạn học viên cũng đưa ra rất nhiều câu hỏi thú vị. Thầy đặc biệt tâm đắc với câu hỏi của một bạn nam sinh viên. Đó là: Tại sao lại không nghĩ đến việc dịch sách ra tiếng dân tộc ít người, để tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu vùng xa, có cơ hội được tiếp cận với tri thức? Thầy đã rất vui mừng và nói: “Thật tuyệt vời! Cảm ơn em vì đã mang đến cho Thầy một ý tưởng rất hay. Thầy sẽ nghiên cứu kĩ hơn và sâu hơn về vấn đề này. Thật sự cảm ơn em!“.
Các chiến sỹ – sinh viên công an rất quan tâm đến các cuốn sách kỹ năng có giá trị của Thái Hà Books
Buổi nói chuyện kết thúc khi cả thầy và trò đều còn luyến tiếc. Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những buổi chia sẻ như thế này, để giúp xây dựng một nền văn hóa đọc vững mạnh trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ.
 
 
ST.(Theo thaihabooks.com),
*tiêu đề bài viết do Ban biên tập.