web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Phỏng vấn một đề tài khoa học.

GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu mới đây trả lời phỏng vấn trên Dân trí với nhiều trăn trở về nền khoa học Việt Nam, trong đó có nhắc tới một "nhân vật" quan trọng là các đề tài khoa học. Dân trí đã tiếp tục phỏng vấn nhân vật này.

 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
 
Chào Đề Tài. Dạo này thấy bạn có vẻ trầm lắng, ít xuất hiện?

– Nghe là biết anh là người ngoại đạo rồi. Tôi vẫn sống khỏe, vẫn được săn đón, vẫn đóng vai trò quan trọng đối với ngành khoa học.

Bạn có thể nói rõ hơn, được "săn đón" là sao?

– Anh không hiểu à? Không có tôi thì lấy gì để xin duyệt kinh phí? Không có kinh phí thì nhà khoa học đong gạo bằng gì?

Bạn nói vậy, phải chăng vai trò "xin kinh phí" của bạn cao hơn vai trò tạo ra hiệu quả khoa học?

– Đương nhiên, các cụ đã dạy "có thực mới vực được đạo" mà…

Nhưng hình như nhiều khi có "thực" rồi mà "đạo" vẫn chẳng thấy đâu. Đến nỗi GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu phải than: "Điều rất đáng buồn là nhiều cán bộ khoa học, kể cả các nhà khoa học đầu đàn, cũng không có ý định làm khoa học một cách nghiêm túc, chỉ cốt đăng ký hết đề tài này đến đề tài khác để có kinh phí mà hoạt động"…

– Tôi thấy công việc của tôi là rất nghiêm túc, có mục đích rõ ràng, đấy là để… lấy kinh phí!

Vậy bạn được thực hiện như thế nào để đạt được mục đích đó? Bật mí cho tôi biết với, khéo mai tôi cũng đi đăng ký một đề tài…

– Dễ ợt thôi mà. Thứ nhất là phải biết lướt mạng, biết đọc tài liệu khoa học sơ sơ, rồi lên mạng, vào thư viện, đọc một hồi, tổng hợp những cái người ta đã làm rồi "chế biến" ra thành một ý tưởng gì đó nghe thật là phức tạp, hoành tráng vào. Phải nhớ là ý tưởng phải kèm theo yêu cầu về những thiết bị nghiên cứu mà ở ta chưa đâu có, thế mới có cớ để xin duyệt nhập về. Ý tưởng với thiết bị càng kỳ quái, cao siêu càng tốt, vì như thế sau khi làm xong thì cơ quan quản lý cũng không đủ trình độ mà đánh giá đâu. Thứ hai là để làm được thế cho ngon thì cũng phải biết đánh bóng bản thân. Làm báo cáo cho dài, cho rắc
rối vào, rồi xé ra thành nhiều đoạn, cứ hễ có hội nghị khoa học nào là "nhảy" vào xin đăng bằng được. Càng đăng nhiều thì càng được cộng nhiều điểm xét phong giáo sư, phó giáo sư.

Những thiết bị sau khi được nhập về để phục vụ bạn, có ai dùng không?

– Ôi dào, anh cứ rỗi hơi lo mấy việc con con thế thì khá thế nào được. Đến bản thân tôi sau khi được thực hiện xong thì cũng… xếp vào tủ, dùng làm gì?

Có bạn đọc Dân trí đã viết: Nhà nước bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ nhưng gần như chẳng thu lại được cái gì hữu ích. Cuối cùng làm ra máy cắt lúa cũng là người nông dân, làm máy bay cũng lại là anh nông dân, xử lý khí thải trong tái chế acquy chì phế liệu cũng lại chị nông dân nốt…

– Đúng rồi! Việc của họ cần thì họ phải làm. Làm kiểu đấy thì làm sao mà xin được… kinh phí?

Bạn có gì nhắn nhủ với các bạn đọc của Dân trí?

– Vâng. GS. Nguyễn Văn Hiệu đang lo lắng nền khoa học Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "tuyệt tự". Cái tôi lo nhất là nếu "tuyệt tự" thì cũng chẳng còn… kinh phí cho tôi sống. Các bạn đọc Dân trí "hiến kế" giúp tôi làm thế nào để có thể tiếp tục sống khỏe nhé?

ST.(Theo Dân trí, bài Tuấn Anh thực hiện)