web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

“Kiến tập” chữa cháy, cứu nạn tại hầm Hải Vân.

Nhằm học hỏi kinh nghiệm PCCC và cứu hộ cứu nạn hầm đường bộ Thủ Thiêm sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối tháng 11, cơ quan quản lý hầm đã có buổi khảo sát và chứng kiến công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn hầm đường bộ Hải Vân (Đà Nẵng).

Ngày 20/9/2011, tại hầm đường bộ Hải Vân, lãnh đạo Sở GTVT TP HCM và BQL hầm Thủ Thiêm đã được nghe các cán bộ của Công ty TNHH MTV quản lý và khai thác hầm Hải Vân (Hamadeco) cùng các cơ quan liên quan như PCCC, y tế… báo cáo quá trình vận hành hầm đường bộ hầm Hải Vân từ khi đưa vào hoạt động đến nay, qua đó các biện pháp quản lý, vận hành… đặc biệt là công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn được đặc biệt quan tâm.

Theo báo cáo của Hamadeco, từ khi đưa vào vận hành tháng 6/2005 đến nay đã có trên 8 triệu lượt xe các loại qua hầm, có ngày cao điểm lên đến 10 ngàn xe các loại.
Buổi tham vấn của lãnh đạo quản lý hầm Thủ Thiên TP HCM với Hamadeco

Kể từ khi đưa vào hoạt động, đã có trên 27 ngàn lượt xe vi phạm qua hầm. Trong đó, nhiều nhất là các lỗi vượt trong hầm trên 1.500 lượt xe, vận tốc dưới 30km/h trên 17.500 lượt, không bật đèn xe trong hầm trên 6.500 lượt…Ngoài ra, đã có gần 5 ngàn lượt xe bị sự cố trong hầm như cháy nổ, tai nạn phải tổ chức cứu hộ cứu nạn.

Theo ông Phan Thái, Phó Tổng Giám đốc Khu quản lý đường bộ 5, đơn vị trực tiếp quản lý Hamadeco, quá trình tiếp nhận và vận hành hầm Hải Vân diễn ra hết sức phức tạp vì đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một đường hầm dài nhất Đông Nam Á được đưa vào vận hành nên công việc này hoàn toàn mới và kinh nghiệm hầu như không có nên gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, xác định đây là công việc lâu dài và đường hầm là tài sản của quốc gia nên Khu quản lý đường bộ 5 mời một chuyên gia về quản lý đường hầm ở nước ngoài về quản lý hầm đường bộ để tư vấn cách thức vận hành hầm an toàn và hiệu quả.

Từ những việc như ai được qua hầm, xe nào được qua hầm, phương tiện nào được lưu thông với tốc độ bao nhiêu, các quy định khác khi lưu thông qua hầm…đã được chuyên gia tư vấn cặn kẽ để làm sao khi lưu thông, vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu.

Lãnh đạo quản lý hầm Hải Vân cho rằng, ngay từ đầu công tác vận hành cũng gặp nhiều khó khăn thách thức vì là mới hoàn toàn. Tuy nhiên, cơ quan quản lý hầm Hải Vân vừa vận hành vừa đúc rút kinh nghiệm để xây dựng được phương án tối ưu trong công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn.

Khi lưu thông qua hầm, tai nạn xảy ra là không thể tránh khỏi nhưng cách thức xử lý các trường hợp cháy nổ, tai nạn như thế nào để không xảy ra chết người, đồng thời phải giải phóng hiện trường nhanh nhất để khỏi gây ách tắc giao thông mới là vấn đề đáng quan tâm.
 
Diễn tập phòng cháy chữa cháy để các bên liên quan học hỏi kinh nghiệm PCCC, cứu nạn cứu hộ trong hầm đường bộ.

Ông Cao Bá Giang, Phó Tổng Giám đốc Hamadeco cho biết, từ khi đưa vào vận hành đến nay, tai nạn xảy ra hàng ngàn vụ nhưng chưa có vụ nào “liên hoàn” hay “thảm họa” gây chết người trong hầm.

Nhiều ý kiến cho rằng khi cháy hay tai nạn xảy ra trong hầm, vấn đề là các lực lượng chuyên nghiệp phải tiếp cận trong thời gian nhanh nhất đến hiện trường, đó cũng là yếu tố để hạn chế thiệt hại về người và của.

Hầm Hải Vân có chiều dài hơn 6,3km, trong khi đó hầm Thủ Thiên có chiều dài gần 1,5 km. Ở mỗi hầm có khó khăn và thuận lợi riêng trong công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn.

Do hầm Hải Vân quá dài nên vấn đề tiếp cận hiện trường có thời gian lâu hơn, hơn nữa chiều rộng đường hầm lại nhỏ và xe lưu thông hai chiều nên việc tiếp cận đám cháy hay tai nạn sẽ có thời gian lâu hơn.

Tuy nhiên, tại hầm Hải Vân, công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn có phần dễ hơn vì tại đây đã xây dựng được đội ngũ PCCC và cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp, hơn nữa hầm chỉ có xe ôtô lưu thông nên khi tai nạn xảy ra, các đường dẫm vào hầm rộng thoáng và có thể cắt đường, ngăn ôtô từ xa để xử lý.

Nhưng đối với hầm Thủ Thiêm, vì là đường hầm nằm ở trung tâm TP, các đường dẫn vào hầm lại sát các nhà dân và cao ốc nên công tác phân luồng từ xa hết sức phức tạp và khó khăn.

Mặc khác, số lượng phương tiện lưu thông qua hầm Thủ Thiêm dự kiến lên đến trên 6,250 triệu lượt/năm, trong đó có cả xe gắn máy lưu thông thì vấn đề cứu hộ cứu nạn khi có cháy hay tai nạn xảy ra là một điều không đơn giản.

Ông Phan Thái cho rằng đối với hầm Thủ Thiêm, khi tai nạn xảy ra, các phương tiện cứ ùn ùn kéo đến, rồi công tác cứu hộ cứu nạn như thế nào… Đây là một bài toán nan giải mà các bên phải lên phương án cụ thể.

Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM Lê Toàn cho rằng với lưu lượng xe qua hầm Thủ Thiêm đông như vậy thì việc dừng xe để xử lý sự cố không hề dễ dàng. Ông cho biết: Những kinh nghiệm quản lý vận hành tại hầm Hải Vân sẽ được các cơ quan liên quan của hầm Thủ Thiêm tiếp thu, học tập nhưng phải có cách “chế biến” sao cho hợp với tình hình thực tế tại hầm Thủ Thiêm.

“Lãnh đạo TP HCM đang gấp rút xử lý những vấn đề liên quan để cuối tháng 11 đến, khi hầm Thủ Thiêm đưa vào khai thác với mục đích là an toàn và hiệu quả”, ông Toàn phát biểu.

Ngay sau buổi tham vấn, các cán bộ quản lý hầm Thủ Thiêm được chứng kiến buổi diễn tập “trực quan sinh động” ngay trong đường hầm Hải Vân vào chiều 20/9 với phương án 3C, là phương án diễn tập “nặng đô” nhất của Hamadeco để lãnh đạo BQL hầm Thủ Thiêm cũng như lực lượng cảnh sát PCCC đến từ TP HCM có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.

ST.(Theo Dân trí)