web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Việt Nam tham dự “Hội thảo giao lưu và thi kỹ năng phòng vệ dân sự quốc tế” tại Singapore.

Ngày 01/9/2011, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 729/QĐ-BCA-V12 về việc cử đoàn công tác tại CH Singapore gồm 6 người do đồng chí Trung tướng Tô Thường, Tổng cục trưởng TC7 làm trưởng đoàn. Trong đó 01 đội tuyển PCCC & CNCH của Việt Nam tham dự “Hội thảo giao lưu, thi kỹ năng phòng vệ dân sự” giữa các đội cứu hộ quốc tế và dự lễ diễu binh từ ngày 11/9/2011 đến 16/9/2011.

Ngày 15/9 hàng năm là ngày “Phòng vệ dân sự” của Singapore. Trong dịp này, lực lượng Phòng vệ dân sự Singapore (Singapore Civil Defence Force) thường tổ chức các hoạt động kỷ niệm và mời các nước tham gia. Các hoạt động chủ yếu gồm Hội thảo giao lưu giữa các đội lính cứu hộ tinh nhuệ thế giới (International Elite Rescuers Exchange); thi kỹ năng phòng vệ dân sự (Civil Defence Skill Competition) và tổ chức lễ diễu binh (CD Parade). Các hoạt động kỷ niệm ngày Phòng vệ dân sự Singapore năm 2011 được tổ chức từ ngày 12/9 đến ngày 16/9/2011, với sự tham gia của đại diện 09 nước và vùng lãnh thổ gồm: Brunei, Hong Kong, Indonesia, Macau, Malaysia, Philippines, Thailand, Việt Nam và chủ nhà Singapore. Trong đó, Malaysia có 03 đội, mỗi nước còn lại cử 01 đội, và đây là lần đầu tiên Việt Nam cử đội tuyển tham gia.

Thành phần đội tuyển của Việt Nam tham dự gồm 04 vận động viên: Thiếu tá Trần Trung Nam, cán bộ Cục Cảnh sát PCCC và CNCH – đội trưởng; Thiếu tá Trần Kim Khánh, giảng viên khoa Chữa cháy, web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc ;  Thượng úy Huỳnh Văn Tuấn, Phòng HDCĐ về CNCH, Sở CS PCCC Tp Hồ Chí Minh; Trung úy Lại Tuấn Anh, cán bộ Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

Đ/c Trung tướng Tô Thường chụp ảnh lưu niệm với đoàn vận động viên

Trong phần thi đấu kỹ thuật cứu hộ, để nâng cao tinh thần hợp tác quốc tế và khả năng làm việc theo nhóm, các đội của các nước tham gia được tách ra và nhóm lại thành 04 đội tổng hợp, mỗi đội có 11 thành viên và được đặt tên lần lượt là: Excel (Tinh nhuệ), Inspire (Nhiệt huyết), Courage (Dũng cảm) và Persevere (Bền bỉ). Các đội lựa chọn trong số thành viên của mình để thành lập 04 nhóm (mỗi nhóm gồm 8 thành viên) mỗi nhóm cử đại diện thi đấu 04 nội dung được xây dựng dựa trên các tình huống cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy có thật trong thực tế gồm:

Cứu hộ tai nạn giao thông (Road Traffic Accident): sử dụng các thiết bị thủy lực để phá dỡ, banh – cắt và cứu 02 nạn nhân ra khỏi xe ô tô bị tai đưa về đích bằng cáng.

Cứu hộ sụp đổ công trình (Collapsed Building Rescue): sử dụng thiết bị thủy lực chống sập cấu kiện bê tông; dùng kìm cắt hàng rào thép, phá cửa, dùng gỗ gia cố cửa trước khi vận chuyển 02 nạn nhân bằng cáng về đến vị trí an toàn.

Cứu hộ trên cao (Height Rescue): sử dụng dây, khóa móc để leo lên tiếp cận tầng cao, đổi  dây giữa chừng; cứu nạn nhân và tự cứu từ trên tầng 6 xuống.

Sức mạnh dẻo dai (Coliseum): các thành viên phải thể hiện được sức khỏe và sự bền bỉ để hoàn thành việc kéo xe ô tô chữa cháy; vận chuyển 15 can đựng 20 lít nước bước qua 8 vỏ lốp ô tô, chuyển qua tường 1.2m rồi xếp thành hình logo của lực lượng phòng vệ dân sự (CD), chuyển 02 phuy 200 nước trong địa hình gồ ghề, kéo can nước kèm dải cờ lên tầng 6.

Mặc dù là lần đầu tiên Việt Nam cử đội tuyển tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày phòng vệ dân sự Singapore, nhưng các thành viên trong Đoàn đã có nhiều cố gắng đoàn kết, tham gia nhiệt tình và đầy đủ đạt thành tích cao trong các hoạt động:  Toàn đoàn đạt 03 huy chương vàng và 02 huy chương bạc: trong đó đồng chí Lại Tuấn Anh đạt 02 huy chương vàng (môn “Cứu hộ sụp đổ công trình” và môn “Sức mạnh dẻo dai”), Huỳnh Văn Tuấn đạt 01 huy chương vàng (môn “Cứu hộ trên cao”), Trần Kim Khánh đạt 01 huy chương bạc (môn “Cứu hộ tai nạn giao thông”) và Trần Trung Nam, đạt 01 huy chương bạc (môn “Cứu hộ sụp đổ công trình”).

 

Thượng úy Huỳnh Văn Tuấn giật điểm đánh dấu (giấy)

trong môn thi cứu hộ trên cao

Môn thi cứu hộ tai nạn giao thông

Hội thảo IERE là nơi để các đoàn giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác cứu nạn, cứu hộ và phòng cháy chữa cháy. Mỗi đoàn phải chuẩn bị nội dung thuyết trình và trả lời câu hỏi về công tác CNCH. Trong phần này, đoàn Việt Nam đã giới thiệu về đất nước, con người; về công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Việt Nam, mô hình tổ chức của LLCS PCCC và CNCH… đồng thời cũng chia sẽ những kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức tìm kiếm cứu nạn vụ sụp đổ công trình CT4 khu đô thị Phú Mỹ Hưng, thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 (cứu sống 02 nạn nhân), vụ đắm tàu Dìn Ký năm 2011; chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện cũng như những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ vì đây là nhiệm vụ mới được giao cho lực lượng CS PCCC và CNCH.

Cũng trong đợt này, đoàn đã tham dự Lễ kỷ niệm ngày Phòng vệ dân sự Singapore với sự có mặt của Phó Thủ tướng Singapore Teo Chee Hean và đại diện khách mời của các nước, diễn ra tối ngày 15/9. Các hoạt động trong buổi lễ gồm: diễu binh, diễu hành của các lực lượng phòng vệ dân sự và lực lượng tình nguyện; biểu diễn nghệ thuật với chủ đề đoàn kết xây dựng một thế giới an toàn, hòa bình và chống lại sự nguy hiểm do cháy và các thiên tai, bão lũ gây ra đối với con người; và được kết thúc bằng màn trình diễn pháo sáng kết hợp kỹ thuật cứu hộ trên cao của lực lượng phòng vệ dân sự Singapore và đại diện của các nước.

Kết thúc đợt công tác, các thành viên của đoàn đã được Giám đốc Học viện Phòng vệ dân sự Singapore cấp chứng chỉ.

Kết quả lớn nhất đạt được trong đợt công tác này, trên hết là các VĐV đã học tập được các kỹ thuật tiên tiến cùng kinh nghiệm chuyên môn của nước chủ nhà và các nước tham gia. Đội tuyển cũng đã khẳng định được khả năng và trình độ của con người Việt nam trong lĩnh vực PCCC &CNCH; quảng bá được hình ảnh và tình cảm thân thiện của lực lượng Cảnh sát PCCC&CHCN Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

Trần Kim Khánh