Cháy ở tòa nhà ITC (TP HCM) làm 61 người chết, 70 người bị thương; cháy chung cư 18 tầng ở Hà Nội làm 2 mẹ con tử vong… đã để lại nhiều bài học cho công tác phòng cháy chữa cháy.
Sau hơn 9 năm, nhiều người vẫn chưa thể quên vụ cháy tại cao 6 tầng ở TP HCM cuối tháng 10/2002, cướp đi 61 sinh mạng, làm chừng 70 người khác bị thương, và gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Để ứng phó với vụ cháy được cho là chưa từng có này, TP HCM đã huy động hơn 60 xe chữa cháy cùng gần 400 chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, do những vòi phun quá yếu, không thể phun nước vào tới bên trong toà nhà nên gần 50 văn phòng của các doanh nghiệp, tổ chức đặt trụ sở tại đây bị thiêu rụi.
Lực lượng chữa cháy quá mỏng, không được trang bị đầy đủ (như thiếu loa phóng thanh hướng dẫn người sơ tán, mặt nạ chống nóng, thang cứu hộ…) đã khiến cho quá trình dập lửa cứu người gặp nhiều khó khăn. Nhiều nạn nhân mắc kẹt bị lửa thiêu cháy đen, không thể nhận dạng. Không ít người vì quá hoảng sợ đã lao mình ra khỏi lan can và bị chấn thương.
Nguyên nhân vụ cháy tòa nhà là do sự bất cẩn của thợ hàn khi sửa lại vũ trường Blue đặt tại đây. Sau khi để xảy ra cháy, ba thợ hàn sợ hãi bỏ chạy mà không ở lại dập lửa nên đám cháy lan nhanh ra cả tòa nhà rộng hơn 5.000 m2.
10 người bị khởi tố, 16 tập thể và cá nhân liên quan đến vụ cháy này bị kỷ luật. Nhưng với người dân thành phố, vụ cháy lớn với số người thiệt mạng nhiều nhất sẽ vẫn là những nỗi ám ảnh khó phai.
Quang cảnh hỗn loạn tại hiện trường vụ cháy tòa nhà ITC. |
Chiều 24/5/2009, xảy ra tại cao ốc căn hộ cho thuê 32 tầng của khu phức hợp cao cấp Kumho Asiana Plaza, đường Lê Duẩn (TP HCM). 8 xe chữa cháy và gần 100 cảnh sát chữa cháy được huy động dập lửa tại khu cao ốc đang trong quá trình hoàn thiện.
Nguồn cháy bùng phát từ khu vực tầng trệt. Nguyên nhân ban đầu được xác định là khí gas của hệ thống dàn lạnh bên hông phải của tòa nhà bị xì. Gần một giờ sau, ngọn lửa được dập tắt. Ít nhất 35 cục nóng lạnh của hệ thống dàn lạnh bị thiêu rụi. Rất may không có thương vong nào xảy ra.
Tòa nhà Kumho Asiana Plaza do tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) đầu tư, khởi công cuối năm 2006. Khi đi vào hoạt động, đây được coi là khu cao ốc văn minh và hiện đại nhất TP HCM.
Gần một năm sau tại Hà Nội, tối 10/3/2010, chung cư JSC 18 tầng ở phố Lê Văn Lương mới đưa vào sử dụng . 20 phút sau khi xảy ra cháy, 6 xe chữa cháy được điều đến hiện trường, cảnh sát phải mang mặt nạ ôxy, bắc thang tiếp cận các tầng cao giải cứu người mắc kẹt đang đứng ở ban công vẫy khăn cầu cứu. Có gia đình tầng 18 bện quần áo thành dây buộc con thả xuống lan can tầng 17 nhờ giúp đỡ.
Một tiếng sau, ngọn lửa được khống chế, hơn 40 người được giải cứu nhưng do bị ngạt khói nặng nên chị Vương Lan Phương (34 tuổi) và con trai Lưu Gia Minh (10 tuổi) ở tầng 18 đã tử vong tại bệnh viện.
Theo cơ quan chức năng, vụ cháy chung cư bắt nguồn từ hầm chứa rác và thiết kế của tòa nhà đã có nhiều thay đổi so với ban đầu. Ống xả rác phải làm bằng thép nhưng lại được lắp đặt bằng vật liệu composite nên gây ra cháy. Còn nguyên nhân gây cháy được xác định có thể là nhúm tàn thuốc lá hoặc than tổ ong cháy dở. Công an quận Thanh Xuân đã khởi tố điều tra vụ cháy để làm rõ trách nhiệm.
Chiều 27/8/2011, tầng 7 công trường xây dựng tổ hợp Keangnam (đường Phạm Hùng, Hà Nội) – tòa nhà cao nhất Việt Nam bỗng khiến hàng trăm công nhân hoảng hốt, giao thông xung quanh cao ốc tắc nghẽn.
Tòa nhà 7 tầng này được thiết kế để ôtô cho tòa tháp thương mại 70 tầng. Hai xe chữa cháy, một xe téc và hàng chục cảnh sát được huy động. Cảnh sát đã dùng xe thang tiếp cận tầng 7, phun nước dập tắt đám cháy nhưng một trong hai giàn làm lạnh đặt trên nóc tòa nhà bị thiêu rụi, thiệt hại ước tính 30.000 USD.
Do bất cẩn khi hàn, cắt lắp đặt hệ thống máy tản nhiệt, máy làm mát cho tòa nhà 72 tầng đặt trên nóc nhà đỗ xe, nhà thầu của dự án đã bị Sở Cảnh phát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội phạt 7,5 triệu đồng.
Mới đây nhất, chiều 15/12/2011, Việt Nam trên phố Cửa Bắc (Hà Nội) đang trong giai đoạn hoàn thiện bốc cháy dữ dội, tạo thành cột khói cao hàng trăm mét. Hàng chục công nhân đang làm việc trên các tầng bị mắc kẹt.
Hàng chục lượt xe chữa cháy cùng 600 cảnh sát chữa cháy, bộ đội… được điều đến hiện trường tham gia cứu hộ. Ba xe thang được huy động nhưng do chỉ vươn tới tầng 17 nên những công nhân mắc kẹt ở các tầng cao phải đập kính chui ra ngoài, đứng chênh vênh trên những thanh sắt phía ngoài cầu cứu.
Cứu hộ nạn nhân mắc kẹt trong cao ốc hiện đại bằng biện pháp thô sơ. |
Thiếu phương tiện cứu hộ hiện đại, không có đèn chiếu sáng nên lực lượng chức năng phải đi cầu thang bộ, dùng ròng rọc giải cứu nạn nhân. Năm tiếng sau vụ cháy, 40 công nhân bị mắc kẹt mới được giải cứu, trong đó 24 người phải nhập viện trong tình trạng bị ngạt khói.
Phó giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, nguyên nhân gây ra cháy là do lửa đã bắt vào hệ thống bảo ôn, mút xốp ở dưới tầng hầm, sau đó bắt vào các vỏ dây điện 3 pha nên gây ra khí rất độc, đậm đặc. Thêm nữa, công tác phòng cháy của tòa nhà EVN không đảm bảo quy định.
Khẳng định việc việc giải cứu người bị nạn bằng trực thăng là phương án hay song ông Phó giám đốc Sở cho rằng không đơn giản vì không phải chỗ nào trực thăng cũng đỗ được. Hiện, xe thang phòng cháy chữa cháy chủ yếu dùng loại 32, 52, 54 mét – tức là cao nhất tương đương với nhà 17 tầng.
ST.(Theo VnExpress)