Vừa qua, Bộ môn I tổ chức hội thảo chuyên đề khoa học cấp cơ sở với đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị Mác-Lênin và XHNV đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra đào tạo đại học PCCC” do đồng chí Tạ Thành Chung làm chủ nhiệm đề tài.
Đồng chí Chủ nhiệm đề tài nêu ra tính cấp thiết của chuyên đề khoa học: Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”; và thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, trường Đại học PCCC luôn xác định thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra đại học là nhiệm vụ cần quan tâm thường xuyên. web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc với quá trình hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành gắn liền với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam và lực lượng CAND, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu về khoa học phòng cháy và chữa cháy duy nhất ở Việt Nam. Nhà trường đã sớm xây dựng chương trình hành động để từng bước củng cố tổ chức, cải tiến phương pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận và môn chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy cũng còn nhiều vấn đề thiếu sót cần phải nghiên cứu, ứng dụng đáp ứng chuẩn đầu ra theo kịp sự phát triển thời đại.
Báo cáo khái quát đề cương chuyên đề gồm: Phân tích, luận giải cơ sở khoa học và xu thế tất yếu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị và XHNV; Góp phần làm rõ thực trạng, nội dung và những yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và đề ra phương hướng, giải pháp phù hợp cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị và XHNV đáp ứng chuẩn đầu ra đại học ở trường Đại học PCCC hiện nay. Các đồng chí đóng góp xây dựng và hoàn chỉnh chuyên đề trên những nội dung như: Nên bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục; Khảo sát thực tiễn, hỏi ý kiến các chuyên gia về khoa học chính trị; Nên luận giải những vấn đề nổi cộm trong phương pháp giảng dạy và chú ý tính đặc thù của từng môn học; Rút ra một số biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị bậc đại học hiện nay.
Kết quả của công trình khoa học này có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, tuyên truyền và giảng dạy các môn khoa học chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng và phương pháp giảng dạy trong thời gian tới trong các trường đại học trong cả nước.
Trung Kiên