web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Giọt bắn và nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp

Hầu hết các bệnh hô hấp cấp tính, nguy hại như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm gia cầm, cúm người và những bệnh có thể làm phát sinh dịch với tỷ lệ bị mắc bệnh và tử vong cao đều được lây truyền qua các giọt bắn.

Thông thường, các giọt bắn ra khi nói, hắt hơi hoặc ho chỉ văng đi một khoảng ngắn trong không khí nhưng chúng có khả năng văng vào mắt hoặc mũi của những người không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Các giọt bắn thường không lơ lửng trong không khí. Mầm bệnh từ các giọt bắn của người bị nhiễm bệnh có thể lây truyền bệnh cho người khác khi tiếp xúc.

 

Các tác nhân gây bệnh hô hấp cấp tính, nguy hại thường lây lan qua các giọt bắn nhỏ. Khi người bệnh bị nhiễm bệnh đường hô hấp cấp tính ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn nhỏ hoặc lớn được thải văng vào không khí và các bề mặt chung quanh. Các giọt lớn dần ổn định trên các bề mặt chung quanh bệnh nhân trong một khoảng cách chừng 1m từ người bệnh.

 

Các bề mặt khác cũng có thể bị nhiễm mầm bệnh qua tiếp xúc với hai bàn tay, khăn tay, khăn giấy đã được người bệnh sử dụng hoặc những vật liệu khác đã tiếp xúc với các chất dịch tiết. Các loại dịch khác của cơ thể và phân cũng có thể chứa tác nhân gây lây nhiễm bệnh. Vì vậy, các bệnh đường hô hấp cấp tính có thể lây truyền qua các giọt bắn, tia dịch từ đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm mầm bệnh.

 

Do đó ngoài việc sử dụng các biện pháp bảo vệ cụ thể để tránh tiếp xúc qua giọt bắn của người bệnh như đeo khẩu trang y tế, để chủ động phòng ngừa sự lây nhiễm bệnh qua giọt bắn cần áp dụng các biện pháp bảo vệ bất cứ lúc nào khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh bị nghi ngờ hoặc đã xác định bị mắc bệnh đường hô hấp lây lan qua giọt bắn thì cần đứng cách người bệnh trong vòng khoảng 1 mét; vệ sinh tay ngay sau khi cởi bỏ dụng cụ, phương tiện bảo hộ cá nhân.

 

ST.(Theo Dân trí)