web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Australia: Chưa tới 1/3 số trẻ độ tuổi từ 5-15 tỉnh giấc khi nghe chuông báo cháy

Một nghiên cứu về khả năng trẻ em ở độ tuổi đến trường tỉnh giấc khi có chuông báo cháy cho thấy 78% số trẻ vẫn ngủ khi chuông báo cháy đã đổ khoảng 30 giây. Kết quả của nghiên cứu này được đưa ra vào tháng 3 năm 2010 trong tạp chí Fire and materials. 

Những đầu báo khói trong nhà được người dân ưa chuộng sử dụng từ những năm 1960 và cho thấy khả năng cứu sống con người trong những đám cháy trong gia đình. Nghiên cứu cho thấy trẻ em là đối tượng sẽ gặp nguy hiểm khi không thức giấc nếu chuông báo cháy kêu. Để lấy thông tin cho nghiên cứu này  bố mẹ của 123 trẻ (trong 79 gia đình) được yêu cầu kích hoạt đầu báo khói của gia đình họ khi những đứa trẻ nhà họ đã ngủ được 1 đến 3 tiếng. Khoảng 70% số trẻ tham gia tuổi từ 5 đến 10, 30% từ 11 đến 15. Trong nghiên cứu có 60 cậu bé và 63 cô bé với độ tuổi trung bình là 8,82. Số trẻ này được chia thành 2 nhóm nhỏ trong đó nhóm những trẻ nhỏ hơn chưa đến tuổi dạy thì. Việc phân chia này là  bởi vì mức độ huyết tương melatonin sẽ giảm trong quá trình dạy thì ở trẻ và hóc môn melatonin được biết đến như một hóc môn gây buồn ngủ.  

Bố mẹ của những đứa trẻ này đã thông báo lại rằng 78% số trẻ vẫn ngủ khi có chuông báo cháy. Chỉ một số nhỏ đã tỉnh giấc và chỉ một nửa trong số đó nhận ra âm thanh đó phát ra từ chuông báo cháy và chỉ một nửa nhận ra rằng chúng lập tức phải sơ tán. Kết quả cũng chỉ ra rằng những trẻ nhỏ hơn (từ 5 đến 10 tuổi) sẽ gặp nguy  hiểm nhiều hơn với 87% vẫn ngủ khi có chuông so với 56% trẻ ở độ tuổi từ 11 đến 15. 

Tiến sỹ Dorothy Bruck, trưởng nhóm nghiên cứu tại đại học Victoria ở Melboure cho rằng “cha mẹ không nên quá tin tưởng rằng con mình sẽ tỉnh giấc khi có chuông báo cháy trong trường hợp xảy cháy trong nhà và cũng không nên tin rằng con mình sẽ sơ tán ngay sau khi chúng tỉnh giấc. Điều đáng nói là họ cần quan tâm hơn nữa đến những phương án an toàn cháy trong gia đình và hướng dẫn về an toàn cháy để trẻ có thể sơ tán ngay khi có chuông báo cháy”.

 

Bích Ngọc(Theo ScienceDaily)