web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Bình Dương sau một năm thành lập

Việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình hoạt động đa dạng đã góp phần đưa Bình Dương trở thành một tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội thì nguy cơ tiềm ẩn gây ra cháy, nổ và số vụ cháy, nổ ngày càng gia tăng; tình hình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt, hóa chất và các nguyện liệu dễ cháy ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp, không những trong sản xuất kinh doanh mà ngay cả trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

Trong 10 năm, từ năm 2001-2011, trên địa bàn tỉnh  đã xảy ra 520 vụ cháy, làm chết 13 người, bị thương 117 người, thiệt hại tài sản khoảng 333 tỷ 587 triệu đồng, xảy ra 04 vụ nổ làm chết 02 người, cụ thể:

Nguyên nhân cháy do bất cẩn là 214 vụ (chiếm 41, 15 %), do sự cố điện 158 vụ (chiếm 30,38%), do sự cố kỹ thuật 105 vụ (chiếm 20,19%), còn lại do các nguyên nhân khác.

Nhìn chung, sau một năm thành lập so với thời kỳ 10 năm trước, số vụ cháy có chiều hướng tăng nhưng so với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội tình hình cháy, nổ đã được kiềm chế. Nguyên nhân chủ yếu do công tác PCCC chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế trong đó công tác phong trào toàn dân tham gia PCCC một số nơi triển khai, thực hiện còn mang tính chất hình thức, chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tình hình đầu tư trang bị các dây chuyền công nghệ, máy móc, vật tư, nguyên liệu có giá trị phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp, việc mua sắm tài sản, vật dụng phục vụ cuộc sống của các hộ gia đình, người dân trong những năm gần đây không ngừng tăng lên nên đã tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy gây thiệt hại lớn về tài sản tăng cao.

Qua 10 năm thực hiện luật PCCC, Sở Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 35 chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện nhiệm vụ công tác PCCC và CNCH.

Sở Cảnh sát PCCC là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban ngành, toàn thể, doanh nghiệp, hộ gia đình thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia PCCC.

Công tác PCCC và CNCH nói chung và công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC phải tuân thủ bốn nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Luật PCCC, cụ thể:

Kết quả sau 1 năm thành lập Sở Cảnh sát PCCC cho thấy một số vụ cháy giảm, hiệu lực quản lý đối với công tác PCCC và CNCH được nâng lên rõ rệt, nhận thức và ý thức chấp hành Luật PCCC của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, người dân đã được nâng lên. Đến nay đã kiện toàn được các ban chỉ đạo PCCC từ tỉnh đến thành phố, huyện, cấp thị xã, khu chế xuất, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp và nông trường,… Kiện toàn được lực lượng PCCC và CNCH tại chỗ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch công tác PCCC đầu tư kinh phí cho các hoạt động PCCC và CNCH, mua sắm trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH. Hầu hết các phường, xã, thị trấn đội PCCC tại chổ hoạt động thường xuyên, liên tục và rất hiệu quả.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác PCCC và CNCH, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra, nhiệm vụ trọng tâm của công tác PCCC và CNCH  trong thời gian tới là:

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác PCCC và CNCH; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ doanh nghiệp trong công tác PCCC và CNCH; xây dựng và ban hành các quy định, quy trình về PCCC và CNCH phù hợp với tình hình đặc điểm, điều kiện của từng ngành, đơn vị, doanh nghiệp địa phương.

Tổ chức khảo sát, đánh giá đúng thực trạng công tác PCCC và CNCH ở địa phương, tập trung đánh giá mức độ nhận thức về pháp luật PCCCvà CNCH, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH của cán bộ, công nhân viên, quần chúng nhân dân. Đánh giá về số lượng, chất lượng của đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành, việc thực hiện chế độ chính sách trong công tác PCCC và CNCH. Quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đủ mạnh để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ PCCC và CNCH. Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và CNCH đảm bảo đồng bộ, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu PCCC và CNCH ngày càng cao của toàn xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ thị số 1643/CT – TTG ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC và CNCH, tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành và đơn vị cơ sở đối với công tác PCCC và CNCH, công tác PCCC và CNCH là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của mình tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo PCCC và CNCH các cấp. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng khu công nghiệp, cụm dân cư và cụm doanh nghiệp đơn vị an toàn; kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật kiến thức PCCC và CNCH, vận động nhân dân tham gia PCCC và CNCH có vai trò rất quan trọng. Do vậy, phải tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia PCCC và CNCH. Thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng và lực lượng PCCC và CNCH rừng; cần chú trọng việc trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy và CNCH tại chỗ.

 Nguyễn Thế Văn