web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Chứng kiến lại những vụ nổ thiên thạch từng “chấn động” màn ảnh

Xưa nay, những vụ nổ thiên thạch tưởng như chỉ là chuyện viển vông trên phim ảnh. Nhưng, nó đã thực sự xảy ra tại Nga khiến cả thế giới rúng động. Những hình ảnh "viển vông" trên phim bỗng trở nên chân thực, sinh động hơn bao giờ hết.

Một thiên thạch xé toang bầu trời Siberia lao xuống bề mặt trái đất với tốc độ nhanh hơn âm thanh hôm thứ 6 tuần trước khiến cả thế giới rúng động. Một khối thiên thạch nặng khoảng 10 tấn (quá nhỏ đến mức các thiết bị theo dõi không thể nhận ra) nhưng có sức công phá tương đương với 30 trái bom phát nổ một lúc.

Hơn 1.000 người bị thương. Nhiều người trực tiếp chứng kiến vụ việc hiện đang trải qua trạng thái tâm lý bất an vì quá sốc. Cả thế giới hoang mang. Khi xem lại đoạn băng ghi hình về vụ nổ, người ta nhớ lại những bộ phim đã từng khai thác về đề tài này. Những vụ nổ thiên thạch không còn là chuyện viển vông chỉ có trên phim ảnh. Sức công phá của thiên thạch không còn là "ma thuật" của kỹ xảo điện ảnh. Nó đã thực sự xảy ra.

Cùng nhìn lại những vụ nổ thiên thạch từng gây "chấn động" màn ảnh: 

Deep Impact (1998)

Chứng kiến lại những vụ nổ thiên thạch từng chấn động màn ảnh 

“Deep Impact” đem tới cho khán giả yêu điện ảnh một bộ phim gay cấn. Trái đất phải đối mặt với một kết cục bị thảm khi một khối thiên thạch khổng lồ nhằm thẳng vào hành tinh xanh của chúng ta.

Phim có sự tham gia của dàn diễn viên tên tuổi như Robert Duvall, Vanessa Redgrave và Morgan Freeman trong vai Tổng thống Mỹ. Giống như tất cả những phim làm về đề tài trái đất bị đe dọa hủy diệt, một biệt đội anh hùng sẽ xuất hiện để giải cứu trái đất khỏi ngày tận thế.
 
Những đợt sóng cuộn trào nhấn chìm cả thành phố New York được coi là cảnh ấn tượng nhất trong phim. “Deep Impact” thành công lớn với doanh số thu về lên tới 349 triệu đô la Mỹ.
 
Armageddon (1998)
 
Chứng kiến lại những vụ nổ thiên thạch từng chấn động màn ảnh 

Hơn 2 tháng sau khi “Deep Impact” ra rạp và thắng lớn, “Armageddon” tiếp bước và còn thắng đậm hơn. Trong “Armageddon”, mối đe dọa hủy diệt đến từ những trận mưa sao băng đổ xuống trái đất được đẩy lên cao trào với những kỹ xảo hình ảnh và âm thanh sống động.

Giới phê bình không ấn tượng với “Armageddon” nhưng nó vẫn là phim có doanh thu lớn nhất năm 1998 với hơn 553 triệu đô la tiền vé bán ra, vượt qua cả bộ phim làm về đề tài chiến tranh – “Giải cứu binh nhì Ryan” của đạo diễn Steven Spielberg và “Shakespeare đang yêu” – bộ phim giành giải Oscar năm đó.
 
 Nhà phê bình phim Roger Ebert thậm chí còn cho “Armageddon” 1/5 sao và đánh giá rằng phim “làm đau mắt, đau tai, hại não, quá thường, chỉ dành cho những ai muốn ra rạp xem phim cho vui”.

Giới khoa học cũng rất thờ ơ với bộ phim này. Họ cho rằng “Armageddon” có nhiều chi tiết bịa đặt và không đúng với chuẩn kiến thức khoa học. Tuy vậy, lý lẽ của các nhà phê bình và nhà khoa học nhiều khi đi ngược với cảm nhận của người xem.

Asteroid (1997)

Một năm trước khi “Deep Impact” và “Armageddon” ra mắt khán giả trên màn ảnh rộng, “Asteroid” – bộ phim dài 120 phút đã ra mắt trên màn ảnh nhỏ với ý tưởng về một tiểu hành tinh va vào trái đất.
 

“Asteroid” có kinh phí thấp nên không thể sánh với “Armageddon” nhưng ý tưởng thì hoàn toàn tương tự. Cả 2 bộ phim đều đề cập tới một ngày tận thế của nhân loại vì những thảm họa đến từ vũ trụ.

Meteor (1979)

Sean Connery và Natalie Wood – những diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ cùng xuất hiện trong bộ phim làm về đề tài thảm họa. “Meteor” có lồng vào một chút yếu tố chính trị. Đó là thời kỳ chiến tranh lạnh đang diễn ra nhưng trong “Meteor”, hai cực của thế giới là Mỹ và Liên bang Xô Viết cùng nhau hợp tác để chiến đấu bảo vệ trái đất trước nguy cơ một thiên thạch khổng lồ rơi xuống hành tinh xanh của con người. 

Nhạc sử dụng trong phim đầy kịch tính, số lượng hiệu ứng hình ảnh tương đối ít nhưng âm thanh rất được quan tâm với hàng loạt những tiếng nổ và đi theo sau là ánh lửa chói lòa. Những hình ảnh và âm thanh đó đối với nền điện ảnh hiện đại hôm nay bị cho là lỗi thời nhưng ngày đó “Meteor” được coi là bom tấn và thu về vô số giải thưởng.

Trong phim, tiểu hành tinh rơi xuống thành phố New York và “quật ngã” tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới. 22 năm sau, chi tiết đó đã trở thành sự thật.

ST.(Theo Dân trí)