web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Biện pháp sơ cấp cứu khi bị ngạt nước

Cứ hè đến, con số trẻ em bị đuối nước lại gia tăng. Đáng nói, những ca đuối nước thường hay xảy ra tập thể. Vài ba em rủ nhau tắm sông, hồ… để rồi, có những em bị nhấn chìm xuống dòng nước, nhưng lại có những em được cứu lên bờ rồi nhưng vẫn vĩnh viễn chẳng thể trở về với gia đình, người thân và bè bạn.

Chúng ta cần phải làm gì ? Làm như thế nào?

 

Sơ cấp cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, sẽ quyết định đến sự sống còn hay di chứng não của người bị nạn. Cần chú ý một người đã ngừng thở chỉ sống thêm được khoảng 5 phút, do vậy phải hành động thật nhanh và bằng mọi cách tiến hành thổi ngạt cho người bị nạn càng sớm càng tốt (tuyệt đối không “sốc nước” hay áp dụng biện pháp dân gian “hơ lửa”…)

 Cách bước tiến hành sơ cấp cứu:

– Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho người bị nạn nắm, ném phao hoặc vớt người bị nạn lên.

– Đặt người bị nạn nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

– Trường hợp người bị nạn bất tỉnh thì kiểm tra xem còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là người bị nạn đã ngừng thở, cần tiến hành thổi ngạt miệng- miệng hoặc miệng- mũi liên tục 10 lần, rồi kiểm tra lại tim phổi. Nếu thấy nạn nhân tự thở được đặt nạn nhân ở tư thế dễ thở (tư thế nằm an toàn), đầu nghiêng sang một bên, theo dõi tiếp.Nếu chưa thỏe được, tiến hành thổi ngạt tiếp, nếu thấy tim ngừng đập phải tiến hành thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực: thổi ngạt 2 lần rồi lại ép tim 30 lần. Làm liên tục 5 lần như vậy thì dừng lại 5 giây để kiểm tra nhịp thở và nhịp tim:

+ Người cứu quỳ ngang vai nạn nhân tiến hành chiến sỹ thổi ngạt 2 lần.

+ Tiếp theo, hai tay chống lên nhau, đặt tay thẳng góc xương ức, cách mỏm xương ức hai ngón tay khép lại. Dùng lực toàn thân ấn thẳng góc xuống xương ức đảm bảo cho xương ức lún sâu về phía xương sống từ 3-5cm, nới tay lên để ngực trở về như cũ rồi ép tiếp liên tục và nhịp nhàng với nhịp độ 80-100 lần/phút.

Nếu nạn nhân là trẻ em, dùng một gốc bàn tay để ép tim, lún sâu về phía xương sống 2,5-3,7 cm, liên tục và nhịp nhàng với tần số 100 lần/phút .      

Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh, đặt hai ngón tay trên xương ức, dưới đường thẳng giữa hai núm vú hoặc vòng hai tay quanh ngực nạn nhân với hai ngón cái đặt nằm cạnh nhau trên ương ức và dưới đường thẳng giữa hai núm vú, ấn sâu về phía xương sống 1,2-2,5 cm, liên tục và nhịp nhàng với nhịp độ 100-120 lần/phút.

+ Nếu thấy nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động thì dừng ép tim. Nếu chưa hồi phục ta tiếp tục cấp cứu theo chu kỳ như trên cho đến khi nạn nhân hồi phục hoặc có chuyên môn y tế đến.

Sơ cấp cứu là những trợ giúp hoặc chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ một chấn thương, sự cố hay hay một căn bệnh đột ngột nào đó, nó có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống tính mạng và phục hồi sức khỏe của nạn nhân sau này. Mong rằng, mỗi chúng ta ngoài việc cần quan tâm hơn nữa đến sự an toàn của con em mình, giáo dục con em mình trước những nguy cơ tai nạn thương tích trong ngày hè thì cần trang bị cho mình những kiến thúc cơ bản nhất về sơ cấp cứu để có thể kịp thời khắc phục hậu quả, cứu giúp nạn nhân trong những trường hợp sự cố nói chung và trong tai nạn đuối nước nói riêng.

 

            Văn Cần-Đức Hùng