Đường hầm eo biển Manche hay còn gọi là đường hầm eo biển Anh (Channel Tunnel) là đường hầm đường sắt dài 50,45 km nằm sâu 40 métdưới tại , nối , ở nước Anh với gần ở phía bắc nước .
Đây là đường hầm đường sắt dài thứ hai thế giới và là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Đường hầm do Eurotunnel điều hành và quản lý. Năm1996 Hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ đã coi đường hầm này là một trong Bảy kỳ quan thế giới hiện đại.
Lịch sử Đường hầm
Ngay từ năm 1802, Albert Mathieu-Favier đã trình lên Napoleon bản thiết kế xây tuyến đường nối Anh và Pháp.Sau đó, có nhiều bản thiết kế khác được bàn thảo với tham vọng đào hầm cho xe ngựa với các ống dẫn không khí từ đáy biển nhô lên trên mặt nước. Người ta dự tính dùng các cây nến lớn để thắp sáng trong đường hầm. Họ cũng tính cả chuyện dùng những quả bóng lớn để chở các đoạn của đường hầm ra biển, ghép vào nhau. Có người đưa ra ý tưởng táo bạo hơn là đắp các ụ đất đá giữa eo biển để cho những chiếc phà chở khách.
Năm 1870, hai nước Anh và Pháp mới cho đào thử các đoạn hầm ở cả hai bên để công chúng vào xem bằng xe điện.
Đến1882 thì dư luận Anh chống lại dự án nên nó lại bị bỏ xó. Từ khoảng những năm 1930 về sau, giới kiến trúc và nghệ sĩ lại bỏ công vẽ ra các dạng cầu, hầm qua eo biển.
Sau thế chiến II, tới 1957 thì một Nhóm Nghiên cứu mang tên Channel Tunnel Study Group được thành lập và họ đưa ra sáng kiến lập đường tàu. Dự án thực sự được bắt đầu sau nhiều đời chính trị gia Anh Pháp
Đầu tiên là quyết định chung năm 1973 của Thủ tướng Anh Edward Heath và Tổng thống Pháp George Pompidou, sau đế́n tuyên bố chung của Thủ tướng Margaret Thatcher và Tổng thống François Mitterrand năm 1986.Tập đoàn Eurotunnel Group cũng ra đời năm 1986 để thực hiện dự án mà khi kết thúc 12 năm sau tiêu hết 10 tỷ bảng Anh, gấp đôi dự kiến ban đầu.
An toàn cháy trong đường hầm
Ngay từ ban đầu câu hỏi về độ an toàn của việc khai thác đường hầm đã được nêu ra.Bởi vậy, trong thiết kế người ta đã xây riêng một đường hầm nhỏ (service tunnel) chạy song song với các tuyến cho xe lửa và xe hơi đậu trên các ga kéo bằng đường ray. Đường hầm nhỏ được dùng trong trường hợp cần sơ tán người khỏi nơi tai nạn hoặc hỏa hoạn, như các vụ cháy năm 1996, 2006, 2008.
Vấn đề an toàn cháy trên đoàn tàu chở khách được Eurotunnel quan tâm nhiều nhất vì đây là đường hầm có chiều dài rất lớn. Eurotunnel đã thuê Cơ quan Nghiên cứu Hoả hoạn của Anh lập báo cáo về các vụ cháy trong hầm, cũng như liên kết với Sở Phòng cháy chữa cháy Kent để thu thập các thống kê cháy trong vòng một năm. Những thử nghiệm cháy diễn ra tại Cơ quan Nghiên cứu Mỏ của Pháp với một toa tàu giả được dùng để nghiên cứu thử nghiệm xem nó sẽ cháy như thế nào. Các hệ thống cửa toa được thiết kế để chống cháy bên trong toa tàu trong 30 phút, dài hơn thời gian vượt qua hầm là 27 phút. Các máy điều hoà nhiệt độ của toa giúp loại bỏ khói độc từ bên trong toa trước khi khởi hành. Trong mỗi đường hầm có 33 trạm báo cháy, mỗi trạm đều có các đầu báo lửa, đầu báo khói quang và đầu báo khói i-ôn, đầu báo CO. Hệ thống cung cấp nước gồm có hệ thống đường ống nước đường kính 25,4 cm được sử dụng trong hầm dịch vụ để cung cấp nước cho các đường hầm chính, ở mỗi đường hầm chính có đường ống nước đường kính 10cm, các trụ nước được lắp đặt với khoảng cách 125m một trụ trên toàn bộ đường hầm và tổng dung tích nước có thể huy động lên đến 4000m3 mỗi giờ. Hệ thống thông gió có thể kiểm soát sự di chuyển của khói. Do tàu không được phép dừng lại khi đang cháy trong hầm nên sẽ có các đầu ra đặc biệt cho các đoàn tàu đang bốc cháy. Eurotunnel đã cấm vận chuyển rất nhiều hàng hoá nguy hại trong hầm. Các đội chữa cháy luôn túc trực ở mọi thời điểm, với thời gian tiếp cần đoàn tàu đang cháy không quá 10 phút.
Các vụ cháy trong đường hầm
Đã có ba lần xảy ra cháy trong đường hầmkể từ khi đường hầm được đưa vào hoạt động năm 1994. Vụ cháy đầu tiên xảy ra vào ngày 18 tháng 11 năm 1996 khi một đám cháy bùng phát trong một toa xe của đoàn tàu chở xe tải hạng nặng trong đường hầm. Rất may không có ai bị thương nặng. Ước tính nhiệt độ của đám cháy lên đến 1000 °C, và đường hầm đã bị hư hại nghiêm trọng một đoạn dài 46m, và 500m đường hầm bị ảnh hưởng ở mức độ ít nghiêm trọng hơn. Hoạt động đầy đủ của đường hầm được nối lại sáu tháng sau đám cháy.
Vụ cháy thứ hai xảy ra vào ngày 21 tháng 8 năm 2006 khi một trên một đoàn tàu shuttle bốc cháy.Đường hầm đã bị đóng cửa trong nhiều giờ.Vụ cháy gây thiệt hại 200 triệu bảng Anh vì dù ngọn lửa chỉ cháy trong 5 tiếng nhưng cả một đoạn gần 2 km bị phá hỏng.
Ngày 11 tháng 9 năm 2008 lại xảy cháy trong đường hầm vào hồi 13:57 GMT. Vụ việc phát sinh trên một đoàn tàu chở phương tiện đang chạy về phía Pháp. Đám cháy xảy ra cách cổng vào phía Pháp 11 km. Không ai thiệt mạng nhưng nhiều người đã phải vào bệnh viện vì ngạt khói, và những thương tích nhỏ. Cảnh sát cho hay ngọn lửa có thể xuất phát từ một chiếc xe tải chở hoá chất trên tàu, sau đó nhanh chóng lan rộng ra khu vực xung quanh có hai chiếc xe tải khác. Đoàn tàu chở 32 người, chủ yếu là lái xe đi cùng xe tải của họ. Khoảng 100 nhân viên chữa cháy Anh và Pháp đã tham gia dập tắt đám cháy. Các nhân viên cứu hộ đã kịp đưa hàng chục người ra khỏi đám cháy đến nơi an toàn nhờ một tuyến đường hầm chạy song song với đường hầm được sử dụng trong tình trạng khẩn cấp hay cho việc bảo dưỡng đường hầm chính. Hoạt động đầy đủ được khôi phục ngày 9 tháng 2 năm 2009 với chi phí khắc phục lên tới 60 triệu Euro.