web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Khoa chữa cháy giảng dạy theo tình huống nghiệp vụ

Nằm trong kế hoạch, chương trình môn học “Chiến thuật chữa cháy một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội ” hệ Đại học,  nhằm giúp học viên tiếp cận kỹ năng chỉ huy chữa cháy trên một đám cháy.

Ngày 26/8/2013, đồng chí Nguyễn Minh Khương – Phụ trách Khoa Chữa cháy đã thực hiện, tiến hành giảng dạy tình huống nghiệp vụ “Chữa cháy nhà cao tầng”đối với lớp D25A. Đến dự giờ giảng có các đồng chí giáo viên trong Khoa Chữa cháy.

Tình huống giả định được đưa ra “Cháy xảy ra vào hồi 17 giờ 15 phút tại tầng 7 khu văn phòng của tòa nhà cao 14 tầng. Khi lực lượng cảnh sát PCCC đến đám cháy đã phát triển lớn và đang tiếp tục lan ra xung quanh với diện tích khoảng 300m2 . Thời điểm xảy ra cháy có khoảng 180 người trên các tầng từ tầng 8 đến tầng 14 của tòa nhà. Cầu thang bộ không bị lọt khói do cửa buồng thang tự đóng kín và hệ thống quạt điều áp hoạt động tốt”

Dưới sự hướng dẫn của đồng chí Nguyễn Minh Khương  định hướng cho 04 nhóm về cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề đặt ra, các nhóm đã tiến hành thảo luận và đưa ra cách giải quyết của nhóm mình. 

Sau khi kết thúc, dưới sự chứng kiến của các giáo viên trong Khoa, đồng chí Nguyễn Minh Khương đã đánh giá ưu, khuyết điểm của các nhóm khi giải quyết và đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất đối với tình huống trên như sau:

Đối với chỉ huy chữa cháy: Xác định đây là đám cháy lớn nên chỉ huy chữa cháy quyết định Thành lập Ban chỉ huy chữa cháy và Ban tham mưu chữa cháy và tổ chức chữa cháy theo 3 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: Phân chia khu vực chiến đấu và giao nhiệm vụ cho các khu vực chiến đâu, các xe, các tổ tác chiến độc lập; các tổ làm nhiệm vụ liên quan (thông tin tuyên truyền, nguồn nước, hậu cần). Chọn biện pháp chữa cháy theo mặt lửa. Phương pháp phun chất chữa cháy: Phun nước và làm mát vào tầng 6 và tầng 8 đồng thời triển khai lăng B phun nước vào đám cháy vào thành bên trong của phòng bị cháy.

+ Giai đoạn 2: Huy động thêm lực lượng phương tiện đến để tham gia chữa cháy lúc này chỉ huy chữa cháy huy động tất cả lực lượng phương tiện có trên đám cháy triển khải dập tắt đám cháy ở tầng 7. Lực lượng cơ sở triển khai các họng nước chữa cháy phun làm mát.

+ Giai đoạn 3: Sau khi đám cháy được dập tắt chỉ huy chữa cháy cho thu hồi phương tiện và bảo vệ hiện trường.

Tất cả các học viên đều nhận thấy đây là phương pháp học mới thật sự bổ ích, cần thiết giúp cho học viên tiếp cận gần hơn với thực tế công tác chỉ huy chữa cháy, có cơ hội giao lưu, trao đổi kĩ năng để từ đó có nâng cao kiến thức chuyên sâu với những môn chuyên ngành.

 

Xuân Linh – Bùi Hà