web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Mũ cảm biến dành cho lính chữa cháy và nhân viên cứu hộ

Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Sheffield, chiếc “mũ bảo hiểm xúc giác”  được lấy cảm hứng  nghiên cứu cảm biến xúc giác ở loài gặm nhấm, có râu cảnh báo sớm các nguy cơ tiềm tàng, có thể cung cấp thông tin về môi trường xung quanh giúp cho lính chữa cháy hoạt động trong điều kiện khó khăn.

Chiếc mũ bảo hiểm này được trang bị một số cảm biến siêu âm được sử dụng để phát hiện khoảng cách giữa các bức tường với mũ bảo hiểm gần đó hoặc các chướng ngại vật khác. Những tín hiệu này được truyền tới các miếng đệm rung được gắn bên trong mũ bảo hiểm, chạm vào trán của người đội mũ. Những lính chữa cháy cũng như nhân viên cứu hộ phải làm việc trong điều kiện tối hoặc trong những toà nhà dày đặc khói có thể sử dụng các tín hiệu để tìm các bức tường và những chướng ngại vật khác từ đó có thể giúp họ thông qua những môi trường không quen thuộc.

Chiếc mũ này cũng có thể hữu ích cho những người có thị lực kém, giúp họ tránh được các mối nguy hiểm trên đường.

Giáo sư Tony Prescott của Đại học Sheffield cho biết: “ Khi một lính chữa cháy làm việc trong một tình huống khẩn cấp, họ sẽ sử dụng đôi mắt và đôi tai  của mình để ý thức được môi trường xung quanh, cố gắng xác định đối tượng trong một căn phòng đầy khói, hoặc cố gắng nghe âm thanh từ những người cần cứu. Chúng tôi thấy rằng trong trường hợp này rất khó để xử lý thông tin bổ sung thông qua các giác quan. Tuy nhiên, sử dụng xúc giác có thể cung cấp thêm những thông tin hiệu quả”.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng đội mũ bảo hiểm là nơi lý tưởng để xác định vị trí có rung bởi vì mặc dù các ngón tay có thể là một lựa chọn rõ ràng hơn, kích thích chuyển giao cho trán của người đội mũ cho phép họ đáp ứng nhanh chóng hơn với các tín hiệu, trong khi đôi tay có thể thực hiện các nhiệm vụ khác.

Mũ bảo hiểm nguyên mẫu được phát triển bằng cách sử dụng mũ bảo hiểm Rosenbauer và được sản xuất theo một dự án nghiên cứu kéo dài hai năm, được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Vật lý.  Sở Phòng cháy và cứu hộ South Yorkshire cũng đã hỗ trợ, tư vấn trong giai đoạn phát triển cũng như tiếp cận với cơ sở đào tạo của họ. Bước tiếp theo là tìm một đối tác thương mại quan tâm trong việc phát triển hơn nữa đội mũ bảo hiểm.

 

Bích Ngọc (Dịch từ //www.sciencedaily.com)