Ngày 11 tháng 9 năm 1998 Chủ tịch nước Cộng hòa Belarus đã ký Nghị định số 442, trên cơ sở đó lực lượng chữa cháy được rút khỏi Bộ Nội vụ và trực thuộc Bộ tình trạng khẩn cấp của Cộng hòa Belarus. Nghị định là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng lực lượng PCCC và cứu hộ, cứu nạn của Belarus.
Sau khi rút khỏi Bộ Nội vụ đến ngày 19/1/1999, Nghị định số 35 của Chủ tịch nước Cộng hòa Belarus quy định các chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức về Bộ tình trạng khẩn cấp đã được thông qua. Đây là văn bản quan trọng, định hướng cho sự phát triển của lực lượng PCCC và cứu hộ, cứu nạn trong Bộ Tình Trạng khẩn cấp. Ngày nay, lực lượng thuộc Bộ Tình Trạng khẩn cấp Belarus thực hiện tốt các nhiệm vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn thường xuyên và ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp, ứng cứu thảm họa môi trường…
Lực lượng chữa cháy Belarus tại một đám cháy |
Cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý về PCCC và cứu hộ, cứu nạn của các cơ quan thuộc Bộ tình trạng khẩn cấp Belarus được thực hiện theo nguyên tắc: Cơ quan Bộ, quản lý theo các địa giới hành chính và khu vực vùng Thủ đô Minsk; Các khu vực thuộc quyền quản lý của các đội PCCC và cứu hộ, cứu nạn khu vực. Ngoài ra Bộ tình trạng khẩn cấp còn thành lập các đơn vị trực thuộc, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như: Cứu hộ, cứu nạn hàng không; và một số cơ sở đào tạo: Trường đào tạo sỹ quan kỹ thuật chỉ huy Minsk; Trường Đại học kỹ thuật Gomel; Trung tâm nghiên cứu khoa học PCCC và các tình huống khẩn cấp; Trường đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng PCCC và cứu hộ, cứu nạn…Ngoài ra còn có 4 Cục trực thuộc Bộ: Cục giải quyết các hậu quả của thảm họa Chernobưl, Cục lưu trữ, Cục Giám sát an toàn trong công nghiệp, Cục An toàn hạt nhân và bức xạ.
Lực lượng CH,CN Belarus trong ứng phó tình huống khẩn cấp tại khu dân cư |
Tháng 1/2014, lực lượng PCCC và cứu hộ cứu nạn –Bộ tình trạng khẩn cấp sẽ tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.
Lê Sinh Hồi (theo mchs.gov.by)