web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tiếp cận mới về báo cháy: “Nơi có khói không phải luôn luôn có cháy”

Cơ quan hàng không Hoa Kỳ (FAA) đã lên tiếng rằng các vụ báo cháy giả đang là vấn đề quốc gia cản trở việc nới rộng an toàn trong ngành hàng không dân dụng nước này. Một cuộc khảo sát của FAA về các thiết bị báo cháy được lắp đặt trong khoang chứa hàng và hành lý ước tính cứ 100 đến 200 báo cháy giả mới có 1 báo cháy thật.

Cháy rất hiếm khi xảy ra trong các chuyến bay. Tuy nhiên, các phi công và phi hành đoàn không thể biết có hay không sự hiện diện một đám cháy dưới khoang chứa hàng và hành lí, nên bất kì một báo động nào cũng được coi là báo cháy thật. Họ sẽ phải sử dụng các thiết bị chữa cháy có trên máy bay, ban bố tình trạng khẩn cấp, hoặc phải hạ cánh gấp đến một sân bay gần nhất thậm chí hoãn chuyến bay cho tới khi mọi việc được giải quyết. Báo cháy giả không những gây ra nhiều phiền toái cho hành khách cũng như cho những người chỉ huy dưới mặt đất và cả phi hành đoàn mà còn gây nhiều thiệt hại về tài chính.

Để giải quyết vấn đề này, trung tâm nghiên cứu Glenn NASA đã thử nghiêm thành công một loại đầu báo cháy mới dựa trên hệ thống vi cơ điện tử (MEMS). Đầu báo này có tên thương mại là Multi-Parameter, MicroSensor-Based Low False Alarm Fire Detection System (MMFDS tạm dịch là Hệ thống báo cháy vi cảm biến giảm báo cháy giả). Đầu báo này đã dành được giải thưởng là một trong 100 phát minh quan trọng nhất năm trong năm.

Cảm biến TiO2 tinh thể nanô được sử dụng trong báo cháy

Như chúng ta đã biết, các loại đầu báo thường được sử dụng trong khoang chứa hàng và hành lí trên máy bay là đầu báo khói quang học và đầu báo khói iôn. Những đầu báo này được sử dụng để phát hiện ra các phần tử khói do cháy sinh ra. Tuy nhiên, khi đầu báo cháy phát hiện ra khói, chưa chắc đã xảy cháy. Những đầu báo cháy này có thể bị “đánh lừa” bởi bụi và khói được tạo ra từ các bình phun (chứa chất lỏng) trong khoang chứa hàng. Trong khi đó loại đầu báo mới của NASA là loại đầu báo đa cảm ứng có thể cho cái nhìn “đa chiều” về một đám cháy. Đầu báo này dò tìm sự tập trung gia tăng của những chất khí có thể gây cháy cùng với khói, do vậy cho ra kết quả hoàn thiện hơn về dấu hiệu một đám cháy.  Đầu báo này còn có khả năng so sánh mật độ tập trung của các loại khí khác nhau và kích thước của các phần tử khói để từ đó đánh giá một cách hiệu quả và chính xác tính chất của một đám cháy thực sự.

Thử nghiệm báo cháy tại khoang chứa hàng trên máy bay Boeing 707

Thiết kế một hệ thống báo cháy cho khoang chứa hàng hoá và hành lí là một thách thức lớn đối với các chuyên gia. Không giống như những điều kiện cần cho một đầu báo cháy trong gia đình, trong khoang chứa hàng trên máy bay hiện diện một loạt các thách thức như độ ẩm thay đổi, nhiệt độ môi trường và áp suất không khí cho đến bụi, khí sinh ra do va chạm, cọ xát trong quá trình vận chuyển chất lỏng chứa trong bình phun. Tại trung tâm thử nghiệm của cơ quan hàng không Hoa Kì đặt tại thành phố Atlantic, bang New Jersey, các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm thành công khi lắp đặt đồng thời đầu báo MMFDS và đầu báo khói quang học trong khoang chứa hàng của chiếc máy bay Boeing 707. Kết quả là đầu báo MMFDS không đưa ra báo cháy giả và cũng có khả năng báo cháy giống như đầu báo khói quang học, hoặc có thể báo cháy chậm hơn so với đầu báo khói quang học vài giây sau khi đã xử lí các “tham số” của một đám cháy thật.

Đầu báo MMFDS này hiện đang được NASA cân nhắc để đưa vào áp dụng lắp đặt trong các trạm không gian.

Phát minh ra đầu báo cháy MMFDS đã chứng minh thành công một thế hệ đầu báo cháy mới làm thay đổi quan niệm từ xưa đến nay là ở đâu có khói thì ở đó có cháy. Đầu báo này đã được đưa vào sử dụng và lắp đặt song song với đầu báo khói quang học và đầu báo khói iôn trong các khoang chứa hàng trên hầu hết các máy bay dân dụng tại Hoa Kì thời gian gần đây.

 

 Bích Ngọc

Tài liệu tham khảo

1. Gary W. Hunter. False Alarms Reduced With New Fire Detection. Aviation Safety, CEV, Life Support & Habitation. 2006.

2. David B. and Jill S. Aircraft cargo compartment fire detection and smoke transport modeling. 2008

3.