web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Chuyện về người Phân Hiệu trưởng PCCC đầu tiên

Ông sinh ra từ thành phố biển Vũng Tàu trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Là người con duy nhất trong gia đình nhưng ông lại mang họ mẹ. Lớn lên trên mảnh đất Sài Gòn trong những ngày tháng gian khổ của chiến tranh nhưng ông sớm được tiếp cận và giác ngộ cách mạng. Những tháng năm chiến tranh gian khổ, ông cũng như bao trí thức tiểu tư sản của Thành phố Sài Gòn đau đáu nột nỗi đau mất nước nên tích cực tham gia hoạt động cách mạng và trở thành lực lượng nòng cốt cho kháng chiến.

Năm ông 17 tuổi (năm 1930), chính quyền cai trị của thực dân Pháp thành lập Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn, ngoài việc thực hiện chức năng chính là chữa cháy còn đàn áp, giải tán các cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng lao động. Thực hiện nhiệm vụ cách mạng giao phó, đầu năm 1945, ông cùng một số anh em binh sỹ Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn bắt liên lạc với cán bộ cách mạng đã tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết nói về sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp ở đồn điền cao su Phú Riềng, xưởng Ba Son và tinh thần đấu tranh của công nhân, thành lập tổ chức thanh niên tiền phong và Việt Minh làm nòng cốt để giành chính quyền cơ sở.

Cách mạng Tháng Tám diễn ra và lan rộng trên toàn quốc. Ngày 19/8/1945 là một ngày trọng đại khắc ghi dấu mốc trong cuộc đời ông. Đó là ngày ông tham gia cách mạng và cũng là ngày ông được chính quyền cách mạng miền Nam Việt Nam giao trọng trách hết sức lớn lao – Giám đốc Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn. Ông trở thành vị Giám đốc Sở Chữa lửa đầu tiên, tiền thân của Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Trong quãng thời gian giữ chức vụ hết sức ngắn ngủi (từ ngày 19/8/1945 – 23/9/1945), ông đã cùng lực lượng PCCC Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn khắc ghi vào lịch sử bao dấu ấn hào hùng. Ngày 24/8/1945, Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn là một trong 6 đơn vị đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng của Thành phố Sài Gòn. Ngày 28/8/1945, anh em chữa lửa Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn tham gia diễu hành với hàng vạn người của Thành phố. Lực lượng chữa lửa là lực lượng duy nhất được ngồi trên xe chữa cháy để diễu hành. Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên tháp tập của Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn trong ngày đầu cách mạng Tháng Tám đã được hai chiến sỹ chữa cháy bảo vệ ngày đêm. Một trong hai chiến sỹ bảo vệ lá cờ Tổ quốc đó là đồng chí Hạnh Bum – người Việt gốc Campuchia đã hy sinh dưới chân tháp tập trong những ngày đầu thực dân Pháp núp dưới sự yểm trợ của quân đội Anh trở lại xâm lược nước ta, chúng đã nổ súng vào đơn vị Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn.

8 giờ sáng ngày 24/9/1945, các chiến sỹ Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn được lệnh của ông Nguyễn Phú Hữu – Phó Chỉ huy Ủy ban lâm thời Thành phố Sài Gòn rời khỏi đơn vị, tản cư ra Phú Lâm, Chợ Lớn, 3 xe đi sau bị kẹt lại. Ngay tối hôm đó, ông cùng đồng đội tổ chức đánh vào Sở Chữa lửa Sài Gòn – Chợ Lớn giải phóng cho người và xe đi tản cư tiếp ra Phú Lâm. Sau đó di chuyển tiếp xuống Gò Đen, Bến Lức, Long An. Ở đây, ông cùng đồng chí Trần Háo Hiếu được gặp các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Phú Hữu giao nhiệm vụ kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Tiếp nhận nhiệm vụ kháng chiến, ông vào bộ đội. Trong quân ngũ (từ 1945 – 1952), ông luôn giữ những nhiệm vụ to lớn với cách mạng và nhân dân.  Những năm đầu mới nhập ngũ, ông đi vận động công tác kháng chiến ở các tỉnh khu 8 Nam Bộ. Từ những nhiệm vụ của người Công an 4 xã biên giới tỉnh Soài Riêng, Campuchia, Trưởng Ban nhân sự Chi đội 12 chiến khu Đ, Trưởng Ban văn thư khu kháng chiến, đến Phụ trách Trường Quân chính đại khu Sài Gòn – Chợ Lớn…ông đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và chính quyền giao phó, được nhân dân tin yêu.

Năm 1954, trước yêu cầu của kháng chiến, ông tập kết ra miền Bắc và thực hiện nhiệm vụ cách mạng tại Sở Công an Hà Nội. Ngày 11/10/1954, đoàn cán bộ thuộc Sở Công an Hà Nội vào tiếp quản Đội Cứu hỏa thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội. Ông được giao trọng trách Đại đội phó Đại đội Cứu hỏa với 60 cán bộ, chiến sỹ. Kỷ niệm đầu tiên và cũng là kỷ niệm thật sâu sắc, nhắc nhở cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát PCCC về ý thức trong nhiệm vụ PCCC, đó là vào ngày 1/1/1955, khi Đại đội Chữa cháy Hà Nội được cử 1 tiểu đội 7 người do ông chỉ huy, tham gia bảo vệ lễ đài trên Quảng trường Ba Đình nhân dịp mít tinh chào mừng Đảng và Chính phủ sau 9 năm kháng chiến trở về Thủ đô. Sau khi cuộc mít tinh diễn ra an toàn, Bác Hồ đi từ lễ đài xuống, rẽ qua thăm đơn vị chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Bác ân cần bắt tay từng người và chúc: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC, lời chúc vui của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là lời động viên vừa là mục tiêu nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao phó cho lực lượng Công an trong công tác PCCC: Làm sao để không có cháy nổ, để Công an không phải chữa cháy, để tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân được an toàn.

Năm 1958, Bộ Công an có quyết định thành lập Phòng Phòng cháy chữa cháy thuộc Vụ Trị an dân cảnh, ông được điều động về giữ chức vụ Phó phòng Phụ trách Phòng Phòng cháy chữa cháy thuộc Vụ Trị an dân cảnh, tiền thân của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của ông, Phòng Phòng cháy chữa cháy khi đó đã giúp lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCCC cả phòng ngừa và sẵn sàng chữa cháy, tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng PCCC phát triển cả về số lượng và chất lượng, quản lý và chỉ đạo công tác PCCC trong phạm vi toàn miền Bắc. Trong những tháng năm giữ vai trò là người lãnh đạo cao nhất trong công tác PCCC ở miền Bắc, dấu chân ông đã in trên khắp mọi nẻo đường, tới từng đơn vị PCCC địa phương, từng xóm làng, khu phố để kiểm tra và hướng dẫn về công tác PCCC cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân.

Cuối năm 1959, Bộ Công an mời Đại tá A.Simonôv – Kỹ sư – Cục trưởng Cục PCCC tỉnh Xa-ra-tốp (Liên Xô cũ) làm chuyên gia sang giúp Việt Nam hỗ trợ về nghiệp vụ PCCC. Ông là một trong số những người may mắn sớm được tiếp cận với những tri thức khoa học tiên tiến của nước bạn ứng dụng trong công tác PCCC. Những tài liệu mà chuyên gia cung cấp là cơ sở quan trọng cho việc ban hành Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC” và các Nghị định 220, 221/CP về quản lý công tác PCCC và ban hành điều lệnh chiến đấu, công tác, tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác PCCC.

Giữa những năm 1960, khi nghiên cứu Sắc luật số 52/654 ngày 4/4/1936 của Ban Chấp hành Trung ương và Hội đồng Dân ủy của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết quy định về nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy ở thành phố; bản Điều lệ Giám đốc phòng hỏa cứu hỏa do Ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lần thứ 86 thông qua ngày 29/11/1957; bản Dự thảo phòng hỏa cứu hỏa do đồng chí Đại tá A.Simonôv – Kỹ sư – Cục trưởng Cục PCCC tỉnh Xa-ra-tốp (Liên Xô cũ) dự thảo; ông được giao nhiệm vụ là người đầu tiên dự thảo xây dựng “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng hỏa, cứu hỏa”. Bản dự thảo qua 6 lần chỉnh sửa và chính thức trở thành “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng hỏa, cứu hỏa”. Đến năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký duyệt ban hành pháp lệnh và Người đã sửa lại tên gọi cho pháp lệnh: “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy”.

Ngày 20/7/1971, Phân hiệu PCCC được thành lập theo Quyết định số 1099/CA-QĐ, ông giữ vai trò Phân hiệu trưởng và là người hiệu trưởng đầu tiên của lực lượng PCCC Việt Nam. Giữ vai trò Phân hiệu trưởng PCCC trong thời gian không dài nhưng hình ảnh ông đã in đậm trong ký ức của biết bao đồng nghiệp, học trò. Thầy Nguyễn Thành Lâm – Phân hiệu phó Phân hiệu PCCC, người đồng hành cùng ông trong công tác lãnh đạo Phân hiệu PCCC những ngày mới thành lập vẫn còn nhớ mãi về hình ảnh một người Thủ trưởng, một đồng nghiệp tận tụy với nghề, một người được mệnh danh là “lão làng trong nghề chữa cháy” mang một tính cách đậm chất Nam Bộ và rất đỗi bình dân, thân ái với bạn bè, đồng nghiệp.

Thiếu tướng Đặng Từng – Nguyên Hiệu trưởng web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc bồi hồi nhớ lại: “Lúc đó, tôi mới chỉ là một giảng viên trẻ mới ra trường và gắn bó với công tác đào tạo PCCC. Ông không chỉ là Thủ trưởng, là đồng nghiệp mà trước hết là một người thầy. Đó là một người rất mực nhân từ, độ lượng và thân thiết, gần gũi với anh em, đồng nghiệp. Có lẽ, trong lực lượng PCCC khi đó hiếm có một ai “say nghề” chữa cháy như ông. Là người hết lòng gắn bó với nghề và gần như vụ cháy nào trên địa bàn nơi ông cư trú, ông đều có mặt nên ông tích lũy được bề dày kinh nghiệm về công tác chữa cháy. Với kho kiến thức vô tận về những kinh nghiệm trong công tác chữa cháy và lòng say mê nghề nghiệp, dường như ông muốn truyền lại tất cả cho anh em, đồng nghiệp của mình. Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào, khi ông nói chuyện về công tác chữa cháy thì câu chuyện khó mà có hồi kết…”.

Nhớ về hình ảnh của một người Thầy, Đại tá Nguyễn Thế Từ – Nguyên Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc kể lại: “Khi đó, thế hệ chúng tôi còn là những học viên. Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Lớp học là nhà tranh, vách đất. Thiếu thốn nhất là giáo trình giảng dạy (hầu như chưa có giáo trình). Ông là một cuốn giáo trình tuyệt vời về chiến thuật chữa cháy mà chúng tôi được học. Cuốn giáo trình ấy không phải chỉ là những lý thuyết trên sách vở mà là một kho kinh nghiệm thực tế. Thầy đã truyền thụ cho chúng tôi qua phương pháp giảng dạy hết sức lý thú. Đó là những câu chuyện kể về chiến thuật chữa cháy và kinh nghiệm từ những vụ cháy mà thầy là người trực tiếp tham gia, rút kinh nghiệm. Cách truyền thụ bằng những ngôn từ pha chất hài hước, dí dỏm của Thầy làm cho môn học tưởng như rất khô khan và khó khăn ấy trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn đối với chúng tôi. Cũng từ Thầy, chúng tôi được thắp lên ngọn lửa yêu nghề và tiếp bước thầy trong công tác đào tạo lực lượng PCCC sau này”.

Lật từng trang sử của lực lượng PCCC, chúng tôi được biết, trong những tháng năm đó, dưới sự lãnh đạo của ông, Phân hiệu PCCC đã lập biết bao thành tích trong công tác đào tạo và tham gia chiến đấu. Điển hình là các vụ cháy: cháy Kho xăng Đức Giang (1972), cháy nhà máy thuốc lá Thăng Long…Vừa giảng dạy, học tập và chiến đấu, hỗ trợ nhân dân sơ tán, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường nhưng Phân hiệu PCCC dưới sự lãnh đạo của ông đã đạt được những thành quả lớn trong công tác đào tạo. Trong lịch sử của lực lượng PCCC ghi rõ: “Từ Tổ bộ môn liên khoa, phân hiệu đã đào tạo được 7 khóa với 315 học sinh, 2 lớp trưởng, 75 phó phòng, đào tạo ngắn hạn cho lớp đi B 250 cán bộ, chiến sỹ…Số học sinh các khóa thi đạt yêu cầu 95 – 98,1%, trong đó có 50% khá, giỏi”.

Đại thắng mùa xuân năm 1975, ông cùng lực lượng PCCC lên đường tiếp quản Sở Cứu hỏa Đô thành Sài Gòn, mảnh đất thân thương ông đã lớn lên và đến với hành trình cách mạng. Sau ít ngày, Ban An ninh nội chính miền Nam Việt Nam có quyết định thành lập Tổ PCCC trong tiểu ban trật tự trị an Ban An ninh nội chính miền Nam. Ông cùng các đồng chí: Trần Háo Hiếu, Bùi Quang Diệm, Nguyễn Văn Thụ, Nguyễn Văn Thắng, Võ Văn Ro, Phạm Tuần, Nguyễn Văn Ninh được giao trọng trách trong công tác PCCC vì đây là nơi lưu giữ những tư liệu quan trọng về an ninh miền Nam Việt Nam. Khi sát nhập Ban An ninh nội chính miền Nam với Bộ Nội vụ, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu.

Trở về địa phương, nơi mảnh đất thân thương ông đã lớn lên trong mái ấm gia đình, ông cùng vợ tích cực tham gia công tác đoàn thể, tham gia đóng góp ý kiến cho quốc hội và đặc biệt là công tác PCCC trên địa bàn. Vui thú điền viên, hòa đồng cùng bà con lối xóm, dành hết những tình cảm yêu thương nhất cho người thân như bù đắp lại những tháng năm xa vắng. Trước khi đi xa, ông đã viết bức thư gửi các cụ phụ lão Cao Lãnh, các cụ phụ lão mà trước kia là học trò của “Cố Sắt”, các cụ phụ lão có gửi thư nhờ cán bộ tập kết đem ra Bắc gửi Bác Hồ để báo cáo với các cụ về việc ông mang thư gửi Bác Hồ. Ông đã đi xa nhưng hình ảnh ông vẫn mãi khắc ghi trong tâm thức của đồng nghiệp, học trò và những người thân cùng nhân dân trên mọi miền Tổ quốc.

79 năm tuổi đời với 45 năm tuổi Đảng, 7 năm trong quân ngũ, 25 năm gắn bó với nghề chữa cháy, đồng nghiệp, học trò và nhân dân mãi khắc ghi hình ảnh của ông trong tiềm thức – Người lính chữa cháy giỏi nhất Việt Nam trong một thời kỳ gian khổ, khốc liệt của chiến tranh đã làm nên biết bao kỳ tích cho lực lượng PCCC nước nhà. Kể sao cho hết những phần thưởng cao quý mà ông đã được Đảng và Nhà nước cùng các tổ chức, đoàn thể trao tặng. Nhưng có lẽ phần thưởng cao quý nhất phải kể đến là Huy hiệu Bác Hồ mà ông được chính tay Người trao tặng.

Ra Bắc, vào Nam, bôn ba trong hành trình đạn bom khốc liệt của chiến tranh, ông luôn có mặt tiên phong trong những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, đặc biệt là những mốc son lịch sử của lực lượng Cảnh sát PCCC. Đến nay ông đã là người thiên cổ, lớp bụi thời gian đã xóa mờ biết bao nhiêu những dấu ấn kỷ niệm trong kho tàng tư liệu về ông. Nhưng trong đối với lực lượng Cảnh sát PCCC nói chung và cán bộ, chiến sỹ web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc nói riêng, tên tuổi của ông vẫn in đậm và vẹn nguyên trong ký ức của mỗi người với tất cả sự kính trọng, ngưỡng mộ, khâm phục về hình ảnh một Người Thầy mẫu mực – Thầy Lục Văn Giỏi – Người Phân hiệu trưởng Phân hiệu PCCC – tên gọi tiền thân của web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc ngày nay.

Phạm Thị Thoan