web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Kỹ năng mềm trong giáo dục đại học Malaysia

 

Tài liệu này giới thiệu bảy kĩ năng mềm và cách kết hợp những kĩ năng này trong chương trình đào tạo ở các trường đại học Malaysia. Dưới đây là những nội dung chi tiết của tài liệu.

 

1. Kĩ năng mềm và kĩ năng cứng là gì?

 

Trong môi trường làm việc, kĩ năng cứng thường đề cập đến các quy trình kĩ thuật hoặc công việc thực tế mà dễ quan sát, xác định số lượng và đo lường. Đào tạo những kĩ năng đó cho các nhân viên mới là tương đối dễ dàng do họ đã thu được các kiến thức cần thiết trong trường đại học. Ngược lại, kĩ năng mềm, thường được gọi là “kĩ năng con người”, là không dễ để dạy mặc dù chúng rất cần thiết trong cuộc sống làm việc. Những kĩ năng này có thể được phân loại thành 3 loại chính cụ thể là: kĩ năng giao tiếp, thuộc tính cá nhân; kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng ra quyết định.

Trong khi việc dạy và học “kĩ năng cứng” được thực hiện dễ dàng hơn với một tiêu chuẩn chung, hệ thống đánh giá và giáo trình thống nhất, việc phát triển các kĩ năng mềm trong số các sinh viên đại học vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó liên quan đến các yếu tố ít đo lường được và thay đổi cao với mỗi cá nhân theo cá tính và hoàn cảnh riêng của họ. Việc thiếu các kĩ năng mềm trong các sinh viên Malaysia một phần là do phong cách “học vẹt” được chấp nhận bởi các em học sinh Malaysia, những người bị áp lực bởi cha mẹ, bạn học, và nhà trường để nổi trội trong học tập như một kết quả của hệ thống giáo dục dựa trên sự kiểm tra (Ahmad 1998).

 

1.1. Kĩ năng mềm là gì?

 

Trong khi không có những kĩ năng cụ thể được liệt kê như những kĩ năng “mềm”, Viện nghiên cứu giáo dục đại học Malaysia giải thích kĩ năng mềm như sự kết hợp các khía cạnh của những kĩ năng chung bao gồm những kĩ năng phi học thuật chẳng hạn như lãnh đạo, làm việc nhóm, giao tiếp, và học tập suốt đời. Thảo luận ngắn gọn dưới đây là 7 đặc điểm của kĩ năng “mềm” được gắn vào chương trình giảng dạy tại Viện nghiên cứu giáo dục đại học.

 

– Kĩ năng giao tiếp: Các sinh viên tốt nghiệp có thể nói lưu loát và giao tiếp hiệu quả bằng cả hai ngôn ngữ:  tiếng Bahasa Malaysia và tiếng Anh. Ví dụ như các sinh viên tốt nghiệp có thể trình bày suy nghĩ của họ một cách rõ nét và tự tin dưới cả hai hình thức viết và trình bày miệng. Họ cũng phải là những người lắng nghe tích cực khi cung cấp sự phản hồi cần thiết. Những sinh viên tốt nghiệp cũng phải có khả năng đưa ra và sử dụng công nghệ trong quá trình trình bày  một cách tự tin (Ministry of Higher Education Malaysia 2006).

 

– Kĩ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề: Với kĩ năng này, sinh viên tốt nghiệp có tư duy phân tích, sáng tạo, tự phản biện và có khả năng áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong công việc. Những yếu tố mà sinh viên cần có được theo hướng này là khả năng xác định và phân tích tình huống phức tạp cũng như đánh giá giải pháp. Họ cũng cần có khả năng mở rộng và phát triển kĩ năng tư duy (tư duy mở rộng, không bó hẹp), để cung cấp những ý tưởng, và những giải pháp thay thế (Ministry of Higher Edu-cation Malaysia 2006).

 

– Làm việc nhóm: Kĩ năng làm việc nhóm bao gồm khả năng làm việc và hợp tác với những người có nền tảng văn hóa và xã hội khác nhau để đạt được mục đích chung. Để xây dựng được mối quan hệ công việc tốt với những đồng nghiệp của mình, điều quan trọng là những sinh viên tốt nghiệp phải tôn trọng thái độ, hành vi, và niềm tin của người khác. Theo thời gian những sinh viên tốt nghiệp cũng được dự kiến để thực hiện vai trò của lãnh đạo nhóm thay cho vai trò của thành viên nhóm (Ministry of Higher Education Malaysia 2006).

 

– Học tập suốt đời và kĩ năng quản lý thông tin: Trong các kĩ năng và kiến thức có được, những sinh viên tốt nghiệp cũng cần có khả năng tự học một cách độc lập. Họ cần có những kĩ năng nghiên cứu các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau và có thể quản lý chúng một cách hiệu quả. Họ cũng nên được tiếp thu những ý tưởng mới và có khả năng phát triển tư duy điều tra.

 

– Kĩ năng kinh doanh: Kĩ năng này bao gồm khả năng dấn thân vào kinh doanh và công việc –  liên quan đến sự cảm nhận những cơ hội xuất hiện trong những mối nguy cơ. Kĩ năng này bao gồm khả năng xác định cơ hội kinh doanh và có thể chuẩn bị, xây dựng, và nghiên cứu những kế hoạch kinh doanh mà cuối cùng dẫn đến tự tạo việc làm (Ministry of Higher Education Malaysia 2006).

 

– Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp: Với những kĩ năng bên trên, sinh viên tốt nghiệp có thể thực hành với tiêu chuẩn đạo đức cao trong việc hành nghề có liên quan. Những sinh viên tốt nghiệp cũng nên hiểu những ảnh hưởng của nền kinh tế, môi trường, và các yếu tố văn hóa xã hội đối với thực hành nghề nghiệp riêng của họ. Trong sự liên hệ với những vấn đề đạo đức, những sinh viên tốt nghiệp phải có khả năng phân tích và đi đến những quyết định trong những vấn đề liên quan đến đạo đức. Ngoài môi trường làm việc, những sinh viên tốt nghiệp cũng phải thực hiện đạo đức tốt trong ý thức trách nhiệm với xã hội (Ministry of Higher Education Malaysia 2006).

 

– Kĩ năng lãnh đạo: Kĩ năng lãnh đạo đòi hỏi khả năng lãnh đạo trong những hoạt động khác nhau. Những sinh viên tốt nghiệp phải có kiến thức cơ bản về những học thuyết lãnh đạo vì họ có thể sẽ phải chủ trì một dự án. Điều đó cũng cần thiết vì những người tốt nghiệp có thể hiểu vai trò của một người lãnh đạo và của một thành viên nhóm và có thể luân phiên đảm nhận những vai trò này (Ministry of Higher Education Malaysia 2006).

 

2. Thực hiện đào tạo các kĩ năng mềm tại Viện nghiên cứu đại học Malaysia

 

Viện nghiên cứu đại học Malaysia đã phát triển một chương trình khung đề xuất phương pháp tiếp cận cần được thực hiện trong việc đào tạo các kĩ năng mềm. Việc thực hiện được tiến hành ở cấp Khoa, thay đổi theo từng Khoa phụ thuộc vào loại khóa học cung cấp. Viện đại học Malaysia đề nghị các trường đại học của Malaysia thực hiện chương trình khung được cấp như hình 1, những trường đại học này cũng được phép thay đổi và bổ sung thêm trong các khía cạnh thực hiện.

 

 

2.1. Phát triển kĩ năng mềm dựa trên các chương trình hỗ trợ

Kĩ năng mềm cũng có thể được phát triển một cách gián tiếp thông qua các chương trình hỗ trợ như các hoạt động không nằm trong chương trình chính thức. Các hoạt động này tuy không chính thức, nhưng gián tiếp hỗ trợ các sinh viên trong việc phát triển nhân cách của họ. Những chương trình  này cho phép sinh viên khám phá sở thích của họ mà có thể được bồi dưỡng bằng cách đăng kí chúng trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoại khóa đó phản ánh sở thích của họ.

 

  Phát triển kĩ năng mềm dựa trên các hoạt động chính thức và không chính thức ở cấp độ Khoa

 

Các Khoa cũng có thể  đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao kĩ năng mềm giữa các sinh viên với các hoạt động chính thức như tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị. Mặc dù những hoạt động này sẽ có hiệu quả lớn cho những sinh viên tham gia, một số sinh viên ít hoạt động vẫn có thể cần hỗ trợ. Trong một cách tiếp cận chính thức hơn, các Khoa có thể tổ chức các hoạt động trong các ngày cuối tuần như thăm nhà tạm trú của những người vô gia cư, các trò chơi giữa các Khoa… Các hoạt động ở Khoa không phải là việc của người đứng đầu các trường đại học, các hoạt động chính thức ở cấp Khoa có thể liên quan đến tất cả sinh viên bất kể là họ cư trú ở kí túc xá hay không.

 

2.2. Phát triển kĩ năng mềm dựa trên dạy và học chính khóa

 

– Phát triển kĩ năng mềm bằng cách nhúng(tích hợp) nó trong các khóa học hiện có

Kĩ năng mềm cũng có thể được giới thiệu tại Viện nghiên cứu đại học bằng cách tích hợp (interweaving) chúng trong khóa học hiện có. Đây có lẽ là một cách thiết thực nhất trong việc khắc ghi kĩ năng mềm cho sinh viên, trong khi hầu như không cần thay đổi hoặc thay đổi rất ít cấu trúc khóa học hiện tại. Trong mô hình này, sinh viên phát triển kĩ năng mềm trong suốt toàn bộ thời gian khóa học của họ, có thể chỉ là một số kĩ năng nếu không phải tất cả các kĩ năng được tích hợp trong những môn học được dạy.

 

Tuy nhiên, nhiệm vụ của các Khoa là xác định những môn học nào có thể được gắn vào với nhiều hoặc ít các yếu tố kĩ năng mềm. Như vậy, các giáo viên nên được tham gia sâu vào các khía cạnh thực hiện, trong khi sinh viên cần được thông báo về những khía cạnh gì họ sẽ được đánh giá và  đánh giá như thế nào. Vì giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và đánh giá các khía cạnh, các giảng viên phải sáng tạo trong việc thiết kế các module giảng dạy của mình để kết hợp các kĩ năng liên quan.  Phong cách giảng dạy nên lấy sinh viên làm trung tâm, nơi sinh viên sẽ tham gia tích cực vào quá trình học tập, trong khi giáo viên đảm nhiệm vai trò như một người trợ giúp.

 

Dạy học dựa trên vấn đề (Problem-based learning), nghiên cứu trường hợp (case study), và những kĩ thuật giảng dạy và học tập khác như các bài trình bày và làm việc nhóm nên được sử dụng rộng rãi thay cho phương pháp giảng dạy và học tập truyền thống. Các giáo viên cũng nên tìm hiểu xem các kĩ năng mềm được tích hợp trong những trường đại học nước ngoài như thế nào. Ví dụ, tại Curtin Business School, Tây Úc, “Dự án nhỏ kĩ năng nghề nghiệp CBS” được phát triển trong khóa học Quản lý năm thứ 3 để hỗ trợ các sinh viên trong việc phát triển kĩ năng viết và trình bày của họ khi họ được làm việc trong các nhóm với đánh giá theo trọng số 60% kĩ năng và 40% học thuật (Soontiens and de la Harpe 2002).

 

Tuy nhiên, chỉ ngoại trừ các giáo viên từ Khoa Giáo dục là những người đang liên tục tiếp cận với những kĩ thuật giảng dạy và học tập mới, còn những giáo viên từ  các Khoa khác có hạn chế về đào tạo và kiến thức về các khía cạnh này. Như vậy các giảng viên từ các Khoa khác cần được đào tạo liên tục về kĩ thuật giảng dạy để được trang bị và tăng cường những kĩ năng giảng dạy phù hợp

 

– Phát triển kĩ năng mềm thông qua môn học độc lập

 

Các Khoa có thể cung cấp những môn học độc lập mà sẽ tạo cho sinh viên cơ hội để phát triển kĩ năng mềm trên một nền tảng chính thức. Các khóa học này là những khóa học độc lập và tự chọn, như Tiếng Anh (cả viết và nói), Doanh nhân, và các thứ khác cần thiết. Sinh viên có thể lựa chọn để học trong bất kì học kì nào, và các sinh viên cũng có thể từ chối đăng kí những môn học này, vì họ có thể có sở thích riêng của họ. Trong trường hợp này, vai trò của giảng viên là cố vấn sinh viên để khuyên họ những điều phù hợp.

 

– Khóa học hoàn thiện kĩ năng mềm cho sinh viên

 

Trước khi kết thúc học kì, mỗi bộ môn trong Khoa nên xác định xem những sinh viên nào còn thiếu kĩ năng mềm để đăng kí một khóa học chính thức “hoàn thiện kĩ năng mềm trong trường học” được cung cấp bởi Khoa. Khóa học kĩ năng mềm có thể được thực hiện bởi các giảng viên chuyên nghiệp hoặc các giảng viên được đào tạo. Sự tiến bộ của những sinh viên này sau đó có thể được theo dõi trong học kì tiếp theo và nếu họ không đạt được mức độ kĩ năng mềm cụ thể, họ được yêu cầu ghi danh vào khóa “hoàn thiện kĩ năng mềm” tiếp theo.  Hạn chế của phương pháp này là nó sẽ rất tốn kém và mất thời gian. Tuy nhiên, đào tạo chuyên sâu này với một số lượng sinh viên thấp sẽ cho phép giáo viên theo dõi sự tiến bộ của sinh viên trong khi xây dựng sự tự tin của họ trên một phương cách tiến bộ. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ có sự liên hệ với các giảng viên, khi các giảng viên nhận thức được mức độ tin tưởng của họ và các sinh viên sẽ tự nhiên tâm sự với các giảng viên ở giai đoạn sau nếu họ vẫn cảm thấy mức độ kĩ năng mềm của họ là không đạt yêu cầu. Do đó, quá trình này dễ dàng hơn nhiều nếu người hỗ trợ là những giáo viên nội bộ. Nếu số lượng sinh viên thiếu kĩ năng mềm trong một khoa là quá ít thì sẽ không kinh tế để thực hiện khóa học “hoàn thiện kĩ năng mềm”, một vài Khoa có thể kết hợp với nhau để tổ chức khóa học “hoàn thiện kĩ năng mềm”

 

2.3. Phát triển kĩ năng mềm dựa trên cuộc sống trong môi trường đại học

 

Một số lượng đáng kể sinh viên sinh sống trong các kí túc xá đại học. Người đứng đầu các trường đại học có thể nhân cơ hội này lên kế hoạch các hoạt động liên quan đến sự tham gia của tất cả các sinh viên sống trong kí túc xá. Các hoạt động như các cuộc tranh luận, diễn kịch, ngày hội thể thao, hội chợ từ thiện và các cuộc thi ca hát nhằm tăng sự tương tác xã hội giữa các sinh viên. Phẩm chất lãnh đạo, làm việc nhóm, và khả năng làm chủ doanh nghiệp của sinh viên có thể được nuôi dưỡng thông qua các hoạt động như vậy. Những hoạt động chính thức nên được lên kế hoạch cẩn thận và thực hiện liên tục trong suốt học kì, và để cải thiện khả năng làm việc theo nhóm nên bao gồm tất cả các chủng tộc và giới tính.

 

3. Thảo luận

 

Không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên trong thời gian 3 đến 4 năm học đại học khi họ đã trải qua thời gian dài (6 năm tiểu học và 7 năm trung học) tiếp xúc với phong cách học vẹt và hệ thống giáo dục theo định hướng kiểm tra trong những năm hình thành tính cách cá nhân của họ. Trong khi đó, việc phát triển  kĩ năng mềm thông qua những môn học độc lập chỉ dạy trong một khoảng thời gian 3 học kì (14 tuần một kì) và những môn học này lại là những khóa học không chính thức, các sinh viên phải trả tiền khi học. Do đó tích hợp các yếu tố kĩ năng mềm khi thiết kế các chương trình giảng dạy có thể sẽ là một giải pháp tốt hơn. Cùng với điều này, tất cả các trường đại học công ở Malaysia đã được hướng dẫn để xem xét chương trình đào tạo hiện có của họ, nơi kĩ năng mềm phải được phản ánh qua mỗi thiết kế khóa học.

 

Đối với các chương trình hỗ trợ, các hoạt động chính thức và không chính thức, những chương trình này đã được tiến hành từ những năm 1990. Tuy nhiên, vì nó không bắt buộc, ít tương tác, sinh viên thường né tránh tham gia vào các hoạt động mà chỉ thích quan sát, vì vậy chỉ tốt cho các sinh viên tích cực hoạt động. Phương pháp “khóa học hoàn thiện kĩ năng mềm”  có thể bị chỉ trích như một đo lường ngắn hạn, như tham dự các bài học kĩ năng mềm khoảng một tuần dường như không hiệu quả trong việc chuyển đổi các sinh viên tham gia tích cực. Tuy nhiên, nếu các chương trình được quản lý bởi các giảng viên chuyên nghiệp, nó có thể mở khóa các sinh viên và nâng cao mức độ tin cậy của họ.

 

Trên đây là những nội dung cơ bản của tài liệu “Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning”; Roselina Shakir; Asia Pacific Educ. Rev. (2009) 10:309–315. mà nhóm nghiên cứu gửi đến quý độc giả. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã áp dụng theo một số cách làm của tài liệu này. Ví dụ như, nghiên cứu phương pháp dạy học “Problem – based learning” và thí điểm áp dụng để tích hợp rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình cho sinh viên lớp D27A,B trong quá trình học tập môn học Vẽ kĩ thuật.

 

Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, trao đổi của độc giả về bài viết.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ

Email: [email protected]

Điện thoại: Hồng Hạnh: 0983200312; Tuấn Anh: 0984464330

Thay mặt nhóm nghiên cứu, Chủ nhiệm đề tài

Xin trân trọng cảm ơn

Nguyễn Hồng Hạnh, Giảng viên Bộ môn cơ sở ngành PCCC.

( Nguồn: Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning”; Roselina Shakir; Asia Pacific Educ. Rev. (2009) 10:309–315.)