web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tăng cường tốt công tác phòng ngừa, chuẩn bị đầy đủ phương án để chủ động hơn nữa trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điển hình, vào lúc 0 giờ 20 phút ngày 24/01/2013 xảy ra 01 vụ cháy, nổ lớn tại hẽm số 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, vụ cháy, nổ kinh hoàng đã khiến 11 người chết, trong đó có 06 người trong cùng trong một gia đình; cháy gây thiệt hại lớn tại trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Bình  vào hồi 10h ngày 04/4/2013; riêng vụ cháy, nổ nhà máy pháo hoa ở Thanh Ba (Phú Thọ) vào sáng 12/10/2013, làm 26 người chết và gần 100 người bị thương, toàn bộ nhà máy bị san phẳng, thiệt hại 53 tỷ đồng; 15h30 ngày 6/4/2013, vụ cháy xảy ra ở nhà máy may thuộc Công ty Hà Phong ở xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang khiến gần 60.000 m2 nhà xưởng, 1.500 xe máy, xe đạp bị thiêu trụi; 3h sáng ngày 15/9/2013 xảy ra cháy lớn tại trung tâm thương mại tỉnh Hải Dương gây thiệt hại 529 tỷ đồng; 2h15 ngày 26/7/2013, tại tiệm vàng Đức Anh (tổ 10, khu 3, phường Hồng Gai, đường 25-4, TP Hạ Long) xảy ra cháy làm chết 05 người, bị thương 04 người thân trong một gia đình; lúc 13h ngày 3/6/2013 vụ cháy xe bồn tiếp xăng tại cửa hàng xăng dầu đối diện Bệnh viện quân đội 108 ở 2B Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội làm chín chiến sỹ Cảnh sát PCCC&CNCH bị thương, thiệt hại tài sản 4 tỷ đồng; vụ cháy điểm bán tạp hóa kinh doanh phục vụ ăn uống tại Kiên Giang xảy ra ngày 29/10/2013 làm 01 người chết, 05 người bị thương nặng; vụ cháy tại cửa hàng tạp hóa tại Bà Rịa, Vũng Tàu xảy ra ngày 03/11/2013 làm 04 người chết; 14h ngày 19/11/2013 cháy lớn tại quán bar thuộc khu hợp tác xã Zone 9 Hà Nội làm 6 người chết.

 

Gần đây nhất và đáng chú ý là vụ cháy vào lúc 19h tối ngày 22/12 xảy ra vụ cháy tại tiệm may bọc yên xe Phong Phú (trên đường Phan Đình Phùng, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) làm 4 người trong một gia đình và 1 y tá tử vong. Đáng chú ý nhiều vụ cháy, nổ xẩy ra tại nhà dân được kết hợp làm nhà ở và nơi buôn bán nên không đầu tư các trang thiết bị PCCC. Mặc dù, đã được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng nhưng thực tế qua các vụ cháy trên cho thấy công tác phòng ngừa, ngăn chặn những nguy cơ xảy ra cháy, nổ, công tác tổ chức cứu chữa, khắc phục hậu quả đang gặp nhiều bất cập, khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy, hầu hết các vụ cháy, nổ xảy ra đều rơi vào bị động, bất ngờ, hậu quả thêm nặng nề và khó được giải quyết hiệu quả.

 

Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong công tác phòng ngừa; công tác chỉ đạo, phối hợp cũng như năng lực ứng cứu, xử lý và đối phó với các tình huống cháy, nổ nhất là việc sơ tán, kỹ năng cứu người bị nạn của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ cho công tác này còn quá thiếu thốn, hạn chế, lạc hậu; đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác này chưa được đạo tạo, huấn luyện nhiều và chuyên sâu, nhất là ở tuyến cơ sở. Hiện vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều nơi tập huấn chay, xử lý tình huống phương án trên giấy, đối phó, nên khi có vụ việc, tình huống trong thực tế thì lúng túng, bị động, hiệu quả hoạt động không cao. Trong khi đó, các vụ cháy, nổ vẫn liên tục xảy ra, có chiều hướng gia tăng, số vụ gây thương vong và thiệt hại về tài sản ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là do biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến khắc nghiệt, khó lường, song song với đó dân số tăng hình thành nên các khu dân cư đông đúc, chật chội, mất an toàn, sử dụng ngày càng nhiều các vật liệu, hoá chất dễ cháy phục vụ trong sản xuất, tiêu dùng; các khu kinh tế, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng hình thành nhiều hơn nhưng công tác PCCC chưa được thực hiện triệt để và hợp lý … Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách hơn, khó khăn, phức tạp hơn đòi hỏi phải có sự quan tâm vào cuộc của các cấp các, các nghành quyết liệt hơn nữa, đặc biệt đối với công tác phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ, chủ động ứng phó, hiệu quả với diễn biến thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn…

 

Để giải quyết tốt vấn đề trên có hiệu quả thì vai trò tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác này của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình là vô cùng quan trọng. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật PCCC, hướng dẫn các kỹ năng về chữa cháy, xử lý tình huống cứu nạn, cứu hộ cho người dân biết để thực hiện. Cần quan tâm nâng cao năng lực, khả năng ứng cứu, phản ứng nhanh, nhất là trong các tình huống khẩn cấp, bất ngờ có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của Nhà nước, nhân dân. Trước mắt, cần quan tâm đầu tư, mua sắm các thiết bị, công cụ hiện đại, tiên tiến, các phương tiện kỹ thuật PCCC cũng như các thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho lực lượng PCCC để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp đó phải tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho đội ngũ chuyên trách, bán chuyên trách, lực lượng dân phòng và đến tận người dân; tổ chức thực tập, diễn tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sát hợp với tình hình thực tế của cơ sở. Mỗi hộ gia đình cũng vậy, tại khu dân cư cần đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC, mỗi người là một chiến sỹ chữa cháy để khi có tình huống thật xảy ra thì thực hiện mới có hiệu quả. Đồng thời đảm bảo các chế độ, chính sách, khen thưởng thỏa đáng, kịp thời nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ này tích cực tham gia hoạt động phòng, chống cháy nổ, đủ khả năng để ứng cứu, cứu nạn, cứu hộ trong mọi tình huống.

 

Có như vậy, mới hạn chế, giảm thiểu tối đa các vụ cháy, nổ và hậu quả, thiệt hại về người và tài sản đang diễn ra ngày càng tăng hiện nay, góp phần giữ ổn định, đảm bảo an ninh, trật tự, tạo môi trường an toàn, thu hút đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

 

 

Văn Lộc