web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

“Xóm trọ tạm” – Những ẩn họa khó lường

Hiện nay, trên địa bàn trung tâm Thành phố Hà Nội tồn tại rất nhiều những “xóm trọ tạm” hay như người dân vẫn quen miệng gọi là “khu ổ chuột”. Điển hình như khu nhà nằm cạnh khách sạn La Thành, phố Vạn phúc, khu xóm trọ cạnh tập thể phát thanh Mễ trì, Từ Liêm, khu nhà trọ nằm sát chân cầu Long Biên, phường Phúc Xá, Ba Đình… Đây là nơi ở, sinh hoạt của những người lao động ngoại tỉnh nghèo. Tuy nhiên, đi kèm với mức thuê giá rẻ cũng chứa đựng rất nhiều các ẩn họa luôn rình rập như: việc đảm bảo vệ sinh an toàn, dịch bệnh và đặc biệt là nguy cơ cao về mất an toàn phòng cháy, chữa cháy ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người dân.

 

Nhắm mắt ở tạm…

Là một trong những thành phố lớn nhất cả nước, Hà Nội luôn tập trung rất nhiều người lao động ở các tỉnh thành khác đến để lao động, làm việc. Đặc biệt là những người lao động theo mùa vụ tại các tỉnh lẻ, họ lên Hà Nội để làm thuê trong thời gian ngắn. Theo báo cáo thực trạng tình hình dân cư và những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày 17/12/2009 của UBND thành phố, số người các tỉnh về lao động tự do ở Hà Nội là 79.639 người (không kể số sinh viên tạm trú thuê nhà trọ, người sống lang thang tại địa bàn công cộng). Điều tra cho thấy, 51,5 % số người di cư tạm thời đang phải thuê nhà để ở, số còn lại cũng phải cư trú dưới các hình thức tạm bợ tại nơi làm việc việc hay cư trú bất hợp pháp tại nơi công cộng hay trong các xóm liều. Do thu nhập thấp nên đa phần họ phải ở trong những khu nhà rẻ tiền, chất lượng thấp, công trình vệ sinh thiếu thốn. Điển hình là một số khu nhà trọ tạm thời xây cất bên bờ kênh thoát nước của các phường Phúc Xá, Phúc Tân, Hoàng Cầu… Hình thức cư trú quần tụ và tập trung đông ở một số khu vực của những người di cư nghèo trong những nhà trọ rẻ tiền, điều kiện vệ sinh thấp kém là nguy cơ gây ra những ổ dịch bệnh và tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ cao ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

 

Xóm trọ Đồng Đằng Ngải, Mễ Trì, Hà Nội

 Đến một khu xóm trọ cạnh với tập thể phát thanh Mễ Trì là những túp lều lụp xụp, xập xệ, cũ nát của những người lao động nghèo khu Đồng Đằng Ngải, Từ Liêm, Hà Nội. Đây là khu vực xây tạm bợ cho những người lao động thuê sống tạm qua ngày, mỗi người một nghề, người thi thu mua đồng nát, người chạy xe ôm, người bán xôi, người làm đậu phụ, công nhân… Nơi đây tập trung những bãi rác, sự hôi hám, ẩm mốc mất vệ sinh. Các phòng san sát nhau chỉ tầm 10- 12m², nhiều người ở cùng một phòng với giá thuê từ 500.000 – 600.000 đồng/ phòng. Cả khu trọ chỉ có một bể nước được tất cả các hộ dùng chung. Theo chị T. một công nhân lao động quê tại Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi lên đây làm theo thời vụ, tuy biết điều kiện sinh hoạt không đảm bảo nhưng vì giá thuê rẻ nên chúng tôi vẫn nhắm mắt ở tạm”. Và những khu trọ thế này vẫn đang có xu hướng gia tăng, gây mất quản lý với chính quyền địa phương.

 

Những hồi chuông cảnh báo

Vào 1h30 sáng ngày 1/10/2011, ngọn lửa bùng phát tại cửa hàng phố Phủ Doãn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến nhiều người đang sinh sống và thuê trọ ở đây hoảng loạn. Tầng 1 xảy ra vụ cháy là của hàng tạp hóa khoảng 8m², tầng 2 khu nhà có 3-4 hộ dân sinh sống và nhiều phòng trọ nhỏ đông người thuê. Đám cháy xảy ra ở tầng 1, sau đó lan lên tầng 2 khu nhà trọ. Mất khoảng hơn 30 phút, đám cháy được khống chế tuy nhiên công tác cứu người khỏi đám cháy thực sự rất khó khăn, vì lối đi tại dãy phòng trọ rất nhỏ, hẹp. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Hoàn Kiếm đã phải điều xe thang chuyên dụng để lên tầng 2 giải cứu gần 20 người, đa phần là phụ nữ và trẻ nhỏ.

 

Hay vụ cháy khu nhà tạm 2 tầng dành cho thợ xây tại khu đô thị An Hưng, bên đường Lê Văn Lương kéo dài, quận Hà Đông, Hà Nội vào lúc 15h chiều ngày 8/12/2013 khiến cho 3 người nhập viện do bỏng trong đó có 1 phụ nữ và 1 trẻ em.

 

Và gần đây nhất là vụ cháy  xảy ra tại khu nhà trọ tạm bợ dọc bờ mương phía sau khách sạn La Thành (phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) vào lúc 9h ngày 2/1/2014. Nguyên nhân của vụ cháy được xác định do chập điện ở cơ sở xì hàn tầng 1 của xóm trọ. Theo thống kê cho thấy, đám cháy tuy không thiệt hại nặng nề về tài sản (3 xe máy cùng các đồ đạc) nhưng đã khiến 3 người bị thương, 01 người bị thiệt mạng. Vụ cháy đã gây chấn động dư luận trong một thời gian dài.

 

Những vụ cháy “xóm trọ tạm” đã xảy ra gióng lên hồi chuông đáng báo động cho cả người dân và cơ quan chức năng về nguy hiểm cháy, nổ tại “xóm trọ tạm” hiện nay.

 

Hiểm nguy rình rập

 

Có thể dễ dàng nhận thấy tại các “xóm trọ tạm”, chất lượng những khu nhà này xuống cấp trầm trọng. Tuy được gọi là “nhà” nhưng thực chất chỉ là những tấm cói hoặc tấm tôn ghép vào nhau được đỡ bởi các thanh gỗ, xà, lót ni lông tận dụng từ công trình xây dựng hoặc xây dựng nhưng từ rất lâu, chắp vá. Đây đều là những chất dễ bắt cháy, nếu để lửa bén vào thì việc chữa cháy tại đây hết sức khó khăn.

 

Vụ cháy nhà trọ phía sau khách sạn La Thành, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

 

Việc thiết kế điện trong khu vực này cũng hết sức sơ sài, đường dây diện được câu, móc từ điện lưới quốc gia. Dây điện chủ yếu là dây cũ, cầu trì không có nắp bảo vệ, trong phòng dây điện rất loằng ngoằng. Nhiều khi dây điện lẫn với dây phơi. Khả năng dẫn đến chập điện gây cháy, nổ là hoàn toàn có thể xảy ra, chỉ cần một sơ suất nho nhỏ cũng có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH thì 60% nguyên nhân cháy, nổ là do chập điện. Như tại vụ cháy khu nhà trọ phía sau khách sạn La Thanh, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội nguyên nhân cũng được cơ quan điều tra tiết lộ là do chập điện, chủ nhà ở dưới đã tận dụng diện tích ít ỏi để mở hàn xì.

 

Một trong những nguyên nhân khác không kém phần nguy hiểm đó là việc sử dụng nguồn nhiệt: sử dụng điện, gas, ngọn lửa trần… đây là những nguồn nhiệt từ các thiết bị đun nấu thường xuyên. Tại xóm trọ tạm dưới chân cầu Long Biên, chúng tôi nhận thấy người lao động chủ yếu đun nấu bằng điện, và bếp gas mini. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, những người lao động nơi đây thường tái sử dụng bình gas bằng cách đi bơm gas thủ công, hoặc sử dụng những bình gas cũ được san chiết từ những bình lớn dễ gây nên hiện tượng bật lửa, lửa chảy ngược vào, các mối hàn bị rỉ xét, xì gas gây cháy nổ.

 

Tuy ẩn họa cháy, nổ luôn rình rập bất cứ lúc nào nhưng việc trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy ở tại những “xóm trọ tạm” này có thể nói là con số 0. Một trong những nguyên nhân rất thực tế là đây chỉ là những nơi sống tạm bợ vì thể những người lao động ở đây thờ ơ với việc bảo vệ chính bản thân mình. Và một trong những nguyên nhân sâu xa hơn là thu nhập của họ còn không đảm bảo cho chính bản thân họ. Như chị T. trọ tại nơi đây chia sẻ: “Chúng tôi thu nhập một ngày cũng chỉ khoảng 50.000/ngày thì làm sao mà bảo sắm các thiết bị PCCC này được”. Ngay cả việc tuyên truyền về PCCC cũng không được tập huấn thường xuyên bởi người dân sống nơi đây chủ yếu đi làm, đến tận đêm khuya mới về.

 

Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đầy đủ, sống tại môi trường mà cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng ngay cả việc nếu xảy ra cháy, việc cứu chữa cũng rất khó khăn. Đường thoát nạn, thoát hiểm không có. Các “xóm trọ tạm” chủ yếu nằm ở ngõ sâu hoặc tại những vị trí mà xe chữa cháy rất khó khăn mới có thể tiếp cận được. Nếu như xảy ra cháy nổ, những người sống nơi đây sẽ xảy ra tình trạng  hoảng loạn, xô đẩy, chen lấn và có thể gây chết người do dẫm đạp lên nhau thoat nạn. Và nguồn nước chữa cháy tại đây cũng càng không.

 

Sống tại những nơi điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy như vậy, tính mạng luôn được treo “lơ lửng”, nhưng họ, những người lao động nghèo vẫn đang bám trụ hàng ngày trên mảnh đất Hà Nội này. Như chia sẻ thật thà của chị T.: “Nếu không sống tại những nơi như vậy, chúng tôi cũng chẳng biết sống ở đâu tại Thành phố Hà Nội quá đắt đỏ này”.

 

Cần cơ quan chức năng vào cuộc

 

Từ vụ cháy xảy ra vừa qua, việc đảm bảo an toàn PCCC tại “xóm trọ tạm” hiện nay cần thiết hơn bao giờ hết. Trao đổi với Đại tá Tô Xuân Thiều – Phó Giám đốc Sở Cánh sát PC&CC thành phố Hà Nội, ông cho biết: “Hiện nay, Sở cũng đã và đang yêu cầu các Phòng CS PCCC&CNCH khu vực cần đặc biệt chú ý tới tình hình của “xóm trọ tạm” trên địa bàn thành phố, đồng thời yêu cầu các Phòng khu vực tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện PCCC cho đội pccc tại cơ sở  nhằm nâng cao ý  thức và trách nhiệm cho chính những người dân sống tại những nơi này”.

 

Trao đổi về tình hình PCCC của “xóm trọ tạm” hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo ý kiến của PGS. TS Đại tá Ngô Văn Xiêm – Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học PCCC, một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực PCCC, ông cho biết: “Xảy ra các vụ việc trên là điều mà các  nhà chức trách cần nghiêm túc nhìn nhận. Đặc biệt về phía UBND phường, là nơi đầu tiên phải chịu trách nhiệm vì là cơ quan hành chính trực tiếp quản lý các hộ dân tạm trú tại đây, phải thực sự quan tâm đến điều kiện sinh hoạt, đặc biệt là các điều kiện đảm bảo đến an toàn tính mạng và sức khỏe các hộ dân. Về phía các Bộ, ngành quản lý về xây dựng, cần sớm thống nhất đưa ra các quy định, quy chuẩn về loại hình nhà ở này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế nhưng vẫn đảm bảo về an toàn PCCC. Đối với lực lượng công an khu vực, quản lý nhân khẩu cần sâu sát hơn nữa, tích cực đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc ý thức của những cư dân “xóm trọ” chấp hành quy định PCCC. Về phía cơ quan Cảnh sát PCCC, cần tổ chức cuộc điều tra có quy mô để nắm rõ được tình hình liên quan đến cháy, nổ tại các “xóm trọ tạm” hiện nay để có các biện pháp xử lý”.

 

Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của người viết, trong lúc chờ các cơ quan chức năng ngồi lại, đưa ra giải pháp thì chính những người dân đang sống tại các “xóm trọ tạm” này nghiêm tục thực hiện các quy định về an toàn PCCC và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về cháy, nổ để tự cứu mình nếu có cháy, nổ xảy ra.

 

Thái Thụy, Văn Kiểm