Hiện nay, trường Đại học PCCC là đơn vị duy nhất trong cả nước trực tiếp đào tạo chuyên ngành về cứu nạn cứu hộ. Đảng ủy Ban Giám Hiệu nhà trường xác định rõ được trách nhiệm nặng nề mà Đảng ủy Công An trung ương giao phó vì đây là chuyên ngành hoàn toàn mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, là đơn vị giáo dục nhà trường luôn xác định vị trí tiên phong, đầu tàu trong công tác đào tạo cứu nạn cứu hộ với phương châm chất lượng, đào tạo những cán bộ chiến sỹ giỏi chuyên môn nghiệp vụ về Cứu nạn cứu hộ đáp ứng trước yêu cầu ngày càng lớn của xã hội. Để triển khai được nhiệm vụ nặng nề trên nhà trường đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an để thành lập Khoa cứu nạn cứu hộ. Ngày 8/3/2010 trường đã thành lập khoa chuyên ngành Cứu nạn cứu hộ gồm 13 đồng chí trong đó 01đồng chí là giữ chức vụ Trưởng khoa và 01 đồng chí Phó trưởng khoa. Với bước đi đầu tiên về chuyên ngành cứu nạn cứu hộ hoàn toàn mới, các đồng chí giáo viên trong khoa luôn xác định và nỗ lực cố gắng học tập kinh nghiệm về cứu nạn cứu hộ khi được nhà trưởng cử đi đào tạo, tập huấn ở các nước có nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cao như tại Nhật Bản, Belarut, Nga…
Sau hơn ba năm thành lập khoa, từ những bước đi đầu tiên còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành cứu nạn cứu hộ như: Phải tiến hành nghiên cứu nội dung mới, xây dựng chương trình chi tiết các môn học, biên soạn tài liệu hoàn toàn mới trong khi các căn cứ tài liệu về chuyên ngành tại Việt Nam gần như là không có, thời lượng học tập chuyên sâu tại nước ngoài có hạn chủ yếu là tự học. Đến nay, với sự quan tâm rất chỉ đạo rất sát giao của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường; sự nỗ lực của Lãnh đạo và các đồng chí giáo viên trong khoa, đến nay Khoa đã biên soạn và nghiệm thu xong các tập bài giảng chuyên ngành cứu nạn cứu hộ dành cho hệ trung cấp. Đối với các học viên hệ trung cấp ngoài các môn học cơ sở ngành cơ bản như Kỹ thuật cá nhân cứu nạn cứu hộ các em sẽ được học tập những môn học chuyên ngành sát thực nhất, những môn học này sẽ trang bị cho các em những kỹ năng, kỹ thuật về cứu nạn cứu hộ trong từng tình huống cụ thể để giải quyết những tình huống sự cố thường nhật xảy ra đáp ứng được yêu cầu tại các đơn vị và địa phương công tác sau khi ra trường như:
1. Môn “ Những vấn đề cơ bản về cứu nạn, cứu hộ” : Nắm bắt được khái niệm và những nguyên tắc cơ bản trong công tác CNCH. Các hoạt động CNCH tại hiện trường khi xảy ra sự cố.
2. Môn “ Phương tiện cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng” : Nắm bắt được cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng những phương tiện cứu nạn được trang bị, những phương tiện mới được cập nhật.
3. Môn “ Cứu nạn, cứu hộ sự cố phương tiện giao thông cơ giới” : Học về kỹ thuật, phương pháp và biện pháp cứu người trong tình huống sự cố về tai nạn giao thông như ôtô, tàu hỏa, máy bay…
4. Môn “ Cứu nạn cứu hộ sự cố sập đổ Nhà và Công trình” : Kỹ thuật cắt phá, di chuyển cấu kiện tạo khoang trống cứu người, các biện pháp và phương tiến hành cứu nạn cố hộ nạn nhân, sơ cứu nạn nhân…
5. Môn “ Cứu nạn cứu hộ dưới nước” : Kỹ thuật bơi trong cứu hộ, các đội hình cứu hộ dưới nước, lặn tìm kiếm nạn nhân …
6. Môn “ Cứu nạn cứu hộ trong điều kiện đặc biệt” : Kỹ thuật, phương pháp và biện pháp cứu nạn nhân sự cố thiếu Oxy, phóng xạ, hóa chất…
Tuy nhiên, trên đà phát triển của cuộc sống hiện nay những sự cố thường nhật xảy ra trong cuộc sống ngày nhiều. Trong khi nguồn nhân lực và trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ Cứu nạn cứu hộ còn rất thiếu, trình độ chuyên sâu các học viên trung cấp mới chỉ trang bị kỹ năng cơ bản nhất vể cứu nạn cứu hộ. Ngày 15/10/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 44/QĐ/TTG về: “Công tác cứu nạn cứu hộ hàng ngày” và được cụ thể hóa tại Điều 6 Lực lượng Cảnh sát PCCC là lực lượng thường trực trong công tác cứu nạn cứu hộ. Để đảm bảo nguồn nhật lực và có trình độ chuyên sâu về cứu nạn cứu hộ cho các địa phương và cho một tương lai xa.. Chính vì vậy, theo chủ trương Bộ Công An về chương trình đào tạo hệ 4 năm. Với sự nỗ lực vượt bậc, tận tụy yêu nghề, các đồng Khoa cứu nạn cứu hộ nhanh chóng tiến hành hội thảo để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học dành cho hệ Đại học chuyên ngành: Với ba môn cơ sở : Kỹ thuật cá nhân và đội hình cứu nạn cứu hộ; Những vấn đề cơ bản về cứu nạn cứu hộ và Tổ chức hoạt động ở đơn vị Cảnh sát PCCC&CNCH và năm môn chuyên ngành: Tổ chức công tác cứu nạn cứu hộ giao thông cơ giới, Kỹ thuật sơ cứu, tổ chức cứu nạn cứu hộ trong điều kiện đặc biệt, huấn luyện sử dụng phương tiện cứu nạn chuyên dụng; tổ chức cứu nạn cứu hộ dưới nước.
Trần Văn Hân – Phạm Văn Huynh