web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Lực lượng Cảnh sát PCCC xứ Thanh trong chiến tranh chống đề quốc Mỹ.

Theo các tài liệu lịch sử, trong 2 lần leo thang bắn phá miền Bắc bằng không quân và hải quân (1965 – 1972), đế quốc Mỹ đã huy động tới 78.959 lần máy bay các loại, 6.229 tàu chiến bắn phá ác liệt vào Thanh Hoá. Trung bình cứ 1km² phải chịu 19,7 tấn bom đạn, mỗi người dân phải chịu 220kg bom đạn của Mỹ. Riêng trong hai ngày 3 và 4/4/1965, đế quốc Mỹ đã sử dụng tới 174 lần tốp, 454 lần chiếc máy bay, ném xuống địa bàn tỉnh Thanh Hóa 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm (các loại bom từ 500kg đến 1.000kg). Riêng ở khu vực Hàm Rồng, Nam Ngạn, Yên Vực, chúng bổ nhào 85 lần, cắt bom phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả rốckét…vào những mục tiêu quan trọng với mật độ dày đặc. Cả thị xã Thanh Hoá lúc bấy giờ mịt mù trong lửa đạn.

Đội PCCC – Ty Công an Thanh Hoá lúc đó có 18 người, 3 xe chữa cháy, chia làm 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội gồm 1 đội trưởng, 1 lái xe, 4 chiến sỹ. Đơn vị đã nhanh chóng xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, tập luyện công tác nghiệp vụ, kịp thời thích nghi với diễn biến trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Bom đạn rầm rầm bốn bề nhưng lực lượng Cảnh sát PCCC cứ thấy hướng nào khói lửa là đi. Vừa đi vừa tránh đạn, rồi vừa chữa cháy vừa tránh đạn, nhiều lúc, các chiến sỹ Cảnh sát PCCC phải nằm rạp xuống đất kéo vòi ôm lăng mà phun nước, chữa cháy, đào đất cứu người, cứu thương….

Bước vào năm 1965, cả nước đang sục sôi chống Mỹ cứu nước, các lực lượng vũ trang sẵn sàng lên đường vào miền Nam chiến đấu. Đơn vị Cảnh sát PCCC Thanh Hóa cử 4 đồng chí chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng 3, tháng 4 năm 1965, Mỹ sử dụng máy bay tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng, lực lượng Cảnh sát PCCC trực tiếp vào chiến đấu cùng các lực lượng nghĩa vụ xã Hoàng Long, phường Nam Ngạn…vừa chữa cháy, vừa bới hầm sập cứu người, cứu tài sản. Đồng chí Cao Xuân Minh cán bộ kiểm tra của Đội Cảnh sát PCCC đã dũng cảm vượt qua cầu Hàm Rồng sang huy động lực lượng dân phòng xã Hoàng Long, tổ chức chiến đấu với giặc lửa để cứu người, cứu tài sản ở đầu cầu phía bắc góp phần giữ cho cầu Hàm Rồng được thông suốt. Ngày 30/5/1965, lực lượng Cảnh sát PCCC Thanh Hóa đã cùng với lực lượng tại chỗ dập lửa, bốc vác hàng trăm tấn lương thực của Nhà máy xay Yên Thái đến nơi an toàn, cùng các lực lượng tự vệ nhà máy dùng súng trường bắn trả máy bay Mỹ để bảo vệ lực lượng chiến đấu dập lửa cứu người, cứu tài sản. Với những thành tích đã đạt được năm 1965, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC cùng các chuyên viên của Cục đã vào thăm và đánh giá cao kết quả đã đạt được và coi đây là việc làm có tính chiến lược đưa công tác PCCC lồng ghép với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Từ năm 1966 – 1968 cuộc chiến tranh diễn biến ngày càng phức tạp và ác liệt nên đơn vị PCCC phải phân tán để bảo toàn lực lượng, đồng thời chốt ở ba khu vực trọng điểm để kịp thời ứng cứu khi cần: Phân đội ở thị xã đảm nhiệm chiến đấu bảo vệ trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh; Phân đội đóng ở Dân Lực, Triệu Sơn đảm nhiệm bảo vệ khu kho lương thực và khu lắp ráp tên lửa ở Đồi Nhơm; Phân đội ở Bắc Cầu là bảo vệ kho hàng ở các Ga Đò Lèn, Cầu Lừ, Bỉm Sơn…Với lòng kiên định, dũng cảm và đoàn kết chiến đấu, cán bộ chiến sỹ đội PCCC đã cứu sống hàng trăm người, hàng ngàn tấn quân trang, quân dụng, lương thực phục vụ cho chiến đấu, cứu được hàng nghìn ngôi nhà của Nhà nước và nhân dân cùng các tài sản có giá trị khác. Điển hình như: vụ chữa cháy kho của binh trạm K2 vào quý II năm 1966, vụ chữa cháy Nhà máy điện Hàm Rồng vào quý II năm 1967. Thời gian này, đội đã tập trung tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân công tác PCCC là của xã hội, mọi người đều có trách nhiệm tham gia cứu chữa khi có cháy xảy ra; chủ động phòng ngừa bằng cách  phân tán, sơ tán các mặt hàng dễ cháy tạo khoảng cách ngăn chặn chống cháy lan, đào hầm để phục vụ công tác chiến đấu; sơ tán lực lượng PCCC ra nhiều nơi, tập trung vào những nơi là đầu mối giao nhận hàng, vừa bám mục tiêu, vừa đảm bảo sẵn sàng chiến đấu khi có cháy xảy ra nên không bị động và giảm được thời gian di chuyển. Các đơn vị chiến đấu chuẩn bị phương án thực tập và các phương án để khi có cháy xảy ra cứu chữa đạt hiệu quả cao. Cũng trong thời gian này, Đoàn CHDC Đức đến thăm và đánh giá cao những thành tích, kết quả, kinh nghiệm chiến đấu của Đội PCCC Thanh Hóa, Đoàn đã tặng 1Huy chương Bạc cho Đội PCCC, 1 Huy chương vàng cho đồng chí Lê Đình Thinh.

Từ năm 1969 – 1971, do thất bại nặng nề tại miền Bắc nên Chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố “Hạn chế đánh miền Bắc”, cùng với toàn quân, toàn dân, lực lượng PCCC củng cố lực lượng, điều chỉnh kỹ thuật chiến đấu trong điều kiện chiến tranh và làm tốt các mặt công tác: tuyên truyền, vận động quần chúng làm tốt công tác phòng ngừa và xây dựng lực lượng tại chỗ nhằm nâng cao ý thức thường trực sẵn sàng chiến đấu; trau dồi lý luận, nâng cao kỹ thuật chiến đấu, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, tổ chức thực tập chiến thuật chiến đấu ở các điều kiện cụ thể như trong chiến tranh, cử các cán bộ có năng lực đi dự các lớp tập huấn do Cục Cảnh sát PCCC tổ chức để nâng cao nghiệp vụ công tác đáp ứng tình hình mới cho cả lực lượng chuyên nghiệp và dân phòng; đăng cai tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp từ Nam Định đến Nghệ An, đồng thời tổ chức cuộc thi do lực lượng nghĩa vụ, dân phòng và phát động toàn dân tham gia công tác PCCC khôi phục lại các phong trào như “Thập gia liên ngũ gia bảo” (tự liên kết chia nhau cầm cờ kiểm tra việc dùng lửa vào 21 giờ hàng ngày)…Với những việc làm thiết thực như vậy, trong thời gian này, số vụ cháy xảy ra giảm đáng kể, trường hợp xảy ra cháy thì lực lượng tại chỗ kịp thời dập tắt không gây thiệt hại lớn.

Đầu năm 1972, giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Chúng sử dụng ồ ạt không lực Hoa Kỳ và các nước chư hầu tổ chức ném bom ở nhiều địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các đầu mối kinh tế, chính trị, quân sự, những nơi trung chuyển hàng hóa cho tiền tuyến miền Nam như: Kho xăng dầu Ba Khe, Ga Thanh Hóa…Cùng với nhân dân cả nước, lực lượng PCCC Thanh Hóa lại băng mình trong mưa bom bão đạn, anh dũng chiến đấu dập tắt nhiều vụ cháy lớn, cứu được hàng ngàn tấn tài sản phục vụ cho chiến trường miền Nam. Điển hình như: vụ chữa cháy kho xăng dầu Ba Khe ngày 21/4/1972 cứu được 1665 tấn xăng dầu trong tổng số 2000tấn; vụ chữa cháy khu lắp ráp tên lửa Đồi Nhơm ngày 09/5/1972 bảo vệ an toàn hàng trăm phuy nhiên liệu, hàng chục tên lửa và nhiều linh kiện khác…Đến cuối năm 1972, Mỹ tập trung đánh phá các khu dân cư ở thị xã, thị trấn và hai bên đường vận tải nên lực lượng Cảnh sát PCCC phải tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn chỉ để lại lực lượng chiến đấu. Thời gian này, do đường giao thông liên tục bị đánh phá chia cắt nên lực lượng Cảnh sát PCCC lại một lần nữa chia thành 3 phân đội chốt tại 3 điểm trọng yếu: Thị xã Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và Cầu Lèn.

Ngày 21/12/1972, địch dùng lực lượng lớn máy bay đánh phá, ném bom tọa độ cuốn chiếu từ phía Nam, Đông Nam thị xã đến phía Tây, phía Bắc. Tuy lực lượng Cảnh sát PCCC lúc đó phải dàn mỏng nhưng đã chiến đấu dũng cảm dập tắt nhiều đám cháy, cứu được nhiều tài sản của Nhà nước và nhân dân. Điển hình như: vụ chữa cháy cửa hàng bông vải sợi, Ga Thanh Hóa, khu bến xe ô tô…Mặc dù chiến đấu trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm nhưng trong các trận chiến đấu đó đơn vị đã bảo đảm an toàn tuyệt đối về lực lượng và phương tiện.

 

Thảo Nguyên.