Đến dự có đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Mạnh Hà, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các đơn vị cùng toàn thể cán bộ, giáo viên và học viên nhà trường.
Nhà văn Chu Lai đã có buổi nói chuyện tâm huyết, thú vị với học viên và giáo viên nhà trường. Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống quý báu của dân tộc, tỏ lòng tri ân đối với lớp, lớp cha anh, hướng tới kỷ niệm 39 năm Giải phòng miền Nam.
Trong buổi giao lưu, nhà văn Chu Lai đã “bật mí” về những kỷ niệm đời thường và trận mạc. Về động cơ của người lính trẻ Chu Lai vào chiến trường, đương nhiên sẽ là lòng yêu nước, ý chí căm thù địch. Thế nhưng, vẫn còn một động cơ khác là động cơ…phần mềm có được bởi tình yêu.
Hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh đã được nhà văn phác hoạ qua lời kể dí dỏm mà không kém phần sâu sắc. Chính hình ảnh người yêu, người mẹ nơi quê nhà hay những cô gái tham gia chiến trận đã tạo nên sức mạnh tinh thần người lính, tạo ra sự lãng mạn trong cuộc đời binh nghiệp của người lính…
Qua buổi nói chuyện chuyên đề, học viên và cán bộ, giáo viên nhà trường như được sống cùng nhà văn trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bi thương mà rất oai hùng. Từ đó khơi dậy trong mỗi người lòng yêu nước, tự hào dân tộc thiêng liêng, sâu sắc, kính cẩn nghiêng mình trước những hi sinh xương máu của những người lính, những người mẹ Việt Nam anh hùng, những anh giải phóng quân đạp lên đầu thù mà xốc tới làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975.
Bằng chất giọng dí dỏm nhà văn nhắn nhủ với thể hệ trẻ trường Đại học PCCC: “các em hãy học tập, rèn luyện tốt để trở thành những người lính chữa cháy không sợ gian khổ hi sinh, chiến đấu quên mình sẵn sàng khống chế mọi đám cháy trong cuộc đời”.
Lan Phương