web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Khoa Cứu nạn cứu hộ nghiệm thu chuyên đề, sáng kiến khoa học năm học 2013 – 2014

Tới dự và chủ trì  buổi hội thảo có đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Đinh Ngọc Tuấn – Phó Hiệu trưởng; đồng chí Đại tá Nguyễn Quốc Việt – Trưởng phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học cùng các giáo viên của Khoa.

Khoa cứu nạn cứu hộ đã tiến hành nghiệm thu 3 chuyên đề và 1 sáng kiến như sau: chuyên đề “Biện pháp cứu người bị nạn dưới hố sâu, vực sâu” do nhóm tác giả KS. Phạm Viết Tiến và KS. Nguyễn Đức Dũng thực hiện; chuyên đề “Xây dựng một số đội hình CNCH ở không gian hạn chế” do nhóm tác giả ThS. Nguyễn Trường Trung và KS. Nguyễn Đức Hùng thực hiện; chuyên đề “Nghiên cứu, ứng dụng thiết bị tìm kiếm chuyên dụng vào trong công tác huấn luyện, công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Việt Nam” do KS. Ngô Văn Nam và KS. Đỗ Hoàng Thanh thực hiện; sáng kiến “Xây dựng mô hình một số cách sử dụng dây trong công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” do ThS. Nguyễn Trung Kiên và KS. Phạm Văn Huynh thực hiện.

Nội dung sáng kiến do đồng chí Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên thực hiện, được tóm tắt như sau: trong thời gian gần đây, khi dây được áp dụng vào trong công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ngày càng nhiều, thì yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng về việc sử dụng dây ngày càng gia tăng. Từ đó, sáng kiến đã đi sâu vào một số nhiệm vụ như: nghiên cứu về dây, tính chất của các loại dây có liên quan đến công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; nghiên cứu những ứng dụng thực tế của dây trong công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; xây dựng mô hình một số cách sử dụng dây trong công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để phục vụ giảng dạy thực hành môn học và trong công tác huấn luyện tại các đơn vị địa phương.

Trong chuyên đề do tác giả Nguyễn Trường Trung thực hiện nêu ra một số khó khăn và nguy hiểm trong công tác khi tiến hành tìm kiếm và cứu người bị nạn ở không gian hạn chế như: nồi hơi, bình (bồn) áp lực, khoang hàng hóa, thùng hàng hóa, bồn dầu, bồn chứa nguyên liệu, bồn chứa chất thải, phòng bơm, phòng máy nén khí, … Nguyên nhân chính của việc này do hiện nay tại các đơn vị thường trực chiến đấu chưa được trang bị các phương tiện để phục vụ triển khai cứu người ở không gian hạn chế. Từ yêu cầu đòi hỏi của thực tế công tác cứu nạn cứu hộ ở các đơn vị thường trực chiến đấu cũng như trong công tác đào tạo huấn luyện tại nhà trường, nên nhóm giáo viên đã tiến hành xây dựng một số đội hình cứu nạn cứu hộ ở không gian hạn chế. Chuyên đề đi sâu vào một số nội dung như: nghiên cứu những đặc điểm của không gian hạn chế; nghiên cứu những yếu tố nguy hiểm đối với người bị nạn và chiến sĩ khi làm việc ở không gian hạn chế; nghiên cứu phương tiện cứu nạn cứu hộ sử dụng để triển khai cứu người ở không gian hạn chế; và đề xuất một số đội hình cơ bản triển khai cứu nạn cứu hộ ở không gian hạn chế.

Về chuyên đề do tác giả Ngô Văn Nam thực hiện đã nêu lên những khó khăn trong công tác huấn luyện cũng như sử dụng thiết bị tìm kiếm để tìm kiếm và cứu người bị nạn tại hiện trường những nơi xảy ra sự cố như: tại các đám cháy còn người bị nạn mắc kẹt, trong các công trình bị sập đổ, trong các không gian hạn chế, … Một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH tới hiện trường là phải tiến hành cứu người bị nạn còn mắc kẹt trong các tình huống nguy hiểm. Để có thể tăng cao khả năng và hiệu quả trong công tác tìm kiếm và cứu người bị nạn, tránh để xảy ra các tai nạn thứ cấp thì việc sử dụng các thiết bị tìm kiếm là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo, huấn luyện hiện nay thì chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết này. Nên chuyên đề cũng đi sâu vào việc nghiên cứu về cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng và đưa ra một số ứng dụng của các thiết bị tìm kiếm chuyên dụng trong công tác huấn luyện, công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Chuyên đề do tác giả Phạm Viết Tiến thực hiện đưa ra được đặc điểm của tai nạn dưới hố sâu, vực sâu từ đó đưa ra các biện pháp cứu người bị nạn dưới hố sâu, vực sâu. Chuyên đề đã giải quyết một số nhiệm vụ: nghiên cứu, phân tích các vụ tai nạn điển hình xảy ra tại Việt Nam trong thời gian vừa qua; nghiên cứu xây dựng về các khái niệm: hố sâu, vực sâu, biện pháp cứu người dưới hố sâu, vực sâu; nghiên cứu đặc điểm, từ đó đưa ra các biện pháp cứu người bị nạn dưới hố sâu, vực sâu.

Qua phần trình bày của tác giả, các thành viên tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến để các nội dung trong chuyên đề, sáng kiến được hoàn thiện hơn.

Đồng chí Phó hiệu trưởng tổng kết các ý kiến của các thành viên, đưa ra nhận xét với từng chuyên đề, đồng chí cũng đánh giá cao về nội dung và tính thực tiễn của các chuyên đề, sáng kiến. Các chuyên đề và sáng kiến sẽ hoàn thiện và kết thúc trong tháng 5 năm 2014. Đồng chí chủ trì hội thảo cũng thống nhất các nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa một số nội dung đã được thống nhất trong buổi nghiệm thu, tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng, để sớm đưa nội dung các chuyên đề, sáng kiến vào phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Trường Trung – Hoàng Thanh.