Tới dự cuộc họp còn có đồng chí Thiếu tướng, PGS. TS Đỗ Ngọc Cẩn – Hiệu trưởng; đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt – Trưởng phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học; các đồng chí trong phòng chức năng và các thành viên nhóm Nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
Đồng chí chủ trì cuộc họp đã nêu rõ tầm quan trọng của công tác Nghiên cứu khoa học đối với mỗi cán bộ, giáo viên và học viên trong quá trình giáo dục bậc Đại học. web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
là cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác PCCC – CNCH trên cả nước, với đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy Ban giám hiệu; cùng các trang thiết bị hiện đại sẵn có trong Nhà trường, thì việc thành lập ra các nhóm NCKH chuyên sâu là rất cần thiết nhằm tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có hiệu quả và tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trong Nhà trường; cũng như đóng góp hiệu quả thiết thực cho xã hội.
Ảnh: cuộc họp thành viên các nhóm NCKH chuyên sâu
Mục tiêu của việc thành lập các nhóm Nghiên cứu khoa học chuyên sâu là: nhằm tập hợp những cán bộ, giáo viên và học viên có trình độ chuyên môn và có tâm huyết với công việc nghiên cứu khoa học, qua đó tăng sức mạnh tổng hợp của các thành viên trong nhóm, tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo, góp phần mang lại hiệu quả cao cho công việc nghiên cứu. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu phải có trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại của Nhà trường (tránh sự lãng phí khi trên thực tế có nhiều trang thiết bị, phương tiện của trường chưa được sử dụng một cách triệt để).
Ảnh: Đồng chí Hiệu trưởng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Hiệu trưởng nhấn mạnh: Trước thực trạng tình hình cháy nổ ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, gây ra nỗi bức xúc lớn trong xã hội, thì yêu cầu nghiên cứu khoa học về lĩnh vực PCCC đã trở thành trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của mỗi cán bộ, giáo viên và học viên trong Nhà trường. Việc thành lập ra các nhóm NCKH chuyên sâu là để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, mang lại tính ứng dụng thực tiễn trước hết là trong công việc giảng dạy, học tập của Nhà trường, sau là áp dụng cho xã hội.
Để các nhóm này hoạt động hiệu quả, đồng chí đưa ra một số gợi ý như:
- Về cơ cấu tổ chức của các nhóm NCKH chuyên sâu: mỗi nhóm nên bầu ra một người lên làm trưởng nhóm (là người có khả năng NCKH vượt trội nhất trong nhóm), trưởng nhóm có trách nhiệm cùng bàn bạc với các thành viên và định hướng đưa ra các hoạt động nghiên cứu cụ thể cho nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm không nên bó buộc trong giới hạn nhất định mà nên luôn tiếp tục phát triển, tuyên truyền để kêu gọi tất cả nhóm đối tượng (cán bộ, giáo viên, học viên, người ở các đơn vị địa phương, các trường Đại học khác…) có cùng đam mê, am hiểu trong lĩnh vực nghiên cứu tham gia.
– Về nội dung hoạt động của các nhóm: có thể chia ra thành từng mảng nghiên cứu cụ thể như: Nhóm nghiên cứu cơ bản (nhóm này chuyên nghiên cứu các thông số cơ bản liên quan đến cháy nổ); nhóm nghiên cứu sâu về vật liệu (chuyên nghiên cứu để làm thế nào tăng khả năng chống cháy cho các vật liệu xây dựng trong điều kiện cháy); nhóm nghiên cứu về vấn đề kiểm định chất lượng của các trang thiết bị trong PCCC;nhóm chuyên nghiên cứu về công nghệ, các loại thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ cho công tác PCCC và CNCH hiệu quả; nhóm nghiên cứu sâu về vấn đề thoát nạn trong các trường hợp xảy ra cháy nổ; nhóm chuyên nghiên cứu về ô tô máy bơm chữa cháy; hệ thống báo cháy chữa cháy tự động; hệ thống cung cấp nước chữa cháy; nhóm chuyên tìm hiểu về pháp luật để đưa ra các tình huống cụ thể trong công tác PCCC…
– Về vấn đề sử dụng các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu: Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học phối hợp với các phòng chức năng như: Hậu cần, Ban quản lý dự án… có nhiệm vụ lập ra danh mục và tình trạng hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị hiện có trong Nhà trường để giới thiệu cho các nhóm NCKH nắm bắt được và đăng ký sử dụng với đơn vị chủ quản. Đơn vị này có trách nhiệm theo dõi và đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị.
– Về vấn đề kinh phí để duy trì hoạt động nghiên cứu cho các nhóm: Nhà trường sẽ cố gắng huy động kinh phí từ mọi nguồn khác nhau như: kêu gọi tài trợ từ các đơn vị làm kinh tế trong trường, các đơn vị địa phương, doanh nghiệp…; lấy kinh phí từ các đề tài khoa học các cấp… Tóm lại, Nhà trường sẽ cố gắng tạo điều kiện hết sức để ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhóm.
– Về việc cập nhật các kết quả nghiên cứu: Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học có nhiệm vụ tập hợp thông tin khoa học về các công trình nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị chức năng để đăng tải thông tin lên mạng nội bộ, website, tạp chí của Nhà trường.
Cuộc họp đã diễn ra sôi nổi với phần thảo luận mở rộng do đông đảo thành viên trong các nhóm NCKH phát biểu, đóng góp các ý kiến khác nhau nhằm xây dựng hiệu quả hoạt động NCKH trong Nhà trường như: làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhóm, tăng sự liên kết khoa học giữa các nhóm như thế nào; cách khắc phục về vấn đề kinh phí hoạt động; mở rộng sự phối hợp nghiên cứu của các nhóm với các đơn vị ngoài trường; làm thế nào để chọn các đề tài nghiên cứu phù hợp với thực tiễn xã hội….
Ảnh: một số thành viên của các nhóm NCKH chuyên sâu phát biểu ý kiến đòng góp tại cuộc họp
Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Phó hiệu trưởng cho rằng: Xuất phát từ yêu cầu thực tế, việc thành lập ra các nhóm NCKH chuyên sâu là rất quan trọng. Đồng chí yêu cầu Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học tổng hợp danh mục chuyên môn nghiên cứu cho từng nhóm, đưa cho các đơn vị xem xét và có ý kiến phản hồi; qua đó chính thức thành lập hướng nghiên cứu cụ thể cho từng nhóm NCKH chuyên sâu trong tháng 6 này. Danh sách thành viên các nhóm; các ý tưởng nghiên cứu khoa học của nhóm; các trang thiết bị, phương tiện thí nghiệm của Nhà trường… đều được phòng chức năng tổng hợp và công khai đăng tải lên mạng nội bộ trong trường.
Có thể coi cuộc họp thành viên các nhóm NCKH chuyên sâu lần này là bước mở đầu trong việc từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong Nhà trường; Thể hiện ý chí quyết tâm cao của lãnh đạo Nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường ta trở thành ngôi trường đại học kỹ thuật đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo cán bộ có trình độ cao chuyên ngành PCCC – CNCH; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về PCCC – CNCH có uy tín trong cả nước.
Hồng Vân