web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Điểm mới của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của chính phủ ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC

Ngày 31/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP). Nghị định này ra đời thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC. Theo đó, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2014. Với sự ra đời của Nghị định này, là công cụ pháp lý, cơ sở vững chắc cho lực lượng Cảnh sát PCCC thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình hiện nay.

 

 

Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ra đời trong bối cảnh các quy định của pháp luật về PCCC đang từng bước hoàn thiện. Ngày 29/6/2001, Luật PCCC đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua. Tiếp đó, ngày 22/11/2013, Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Ngay sau đó, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/1012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC v.v… Như vậy, sau khi có những sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Luật PCCC năm 2001, trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC đã có Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật PCCC năm 2001. Chính vì lẽ đó, đang có rất nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của hệ thống pháp luật về PCCC, nhất là chưa có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013 (sau đây gọi tắt là Luật PCCC). Do vậy, việc các cơ quan tham mưu, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn Luật PCCC đã tích cực, khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định. Việc ra đời Nghị định số 79/2014/NĐ-CP là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khẩn thiết của các đơn vị, địa phương, nhất là những cán bộ Cảnh sát PCCC làm công tác thực tiễn tại Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như tại các Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh.

 

Về những điểm mới, khác với các Nghị định trước đây, chương I của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP chỉ có 04 điều quy định chung, trong đó có Điều 3 quy định cụ thể về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về PCCC. Theo đó, quy định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, ngành học.

 

Các quy định về phòng cháy được thể hiện tại Chương II của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, bao gồm 16 điều (từ Điều 5 đến Điều 20). Các quy định tại chương này là sự cụ thể hóa Luật PCCC và đồng thời đã thay thế hoàn toàn những quy định về phòng cháy tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP. Trong đó, một số quy định mới cần lưu ý như: Lần đầu tiên quy định về cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC (Điều 5) là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định của pháp luật, bao gồm các cơ sở thuộc Phụ lục I của Nghị định này. Đây chính là khái niệm về cơ sở được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật PCCC. Tiếp đó, Điều 6 quy định về cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn PCCC được quy định tại Phụ lục II. Cùng với đó, từ Điều 7 đến Điều 11 là các quy định về điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở; đối với khu dân cư; đối với hộ gia đình; đối với phương tiện giao thông cơ giới; đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn. Riêng các quy định tại Điều 11 là những điểm rất mới trong Nghị định này, theo đó đã chỉ rõ các điều kiện an toàn về PCCC đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên cũng như các điều kiện đối với nhà khung thép mái tôn. Các quy định này đã phần nào đáp ứng thực tiễn đang đòi hỏi hiện nay.

 

Liên quan đến hoạt động thẩm duyệt thiết kế về PCCC, tại Nghị định này đã quy định cụ thể từ Điều 12 đến Điều 17 với nhiều điểm mới cần phải nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện. Tại Phụ lục IV của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã quy định danh mục dự án, công trình do Cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Danh mục các cơ sở này đã có sự thay đổi đáng kể so với quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 46/2012/NĐ-CP). Cơ quan Cảnh sát PCCC có trách nhiệm xem xét, trả lời về giải pháp PCCC đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch, hồ sơ thiết kế cơ sở; chấp thuận địa điểm xây dựng công trình; thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC; kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC; kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công xây dựng; kiểm tra nghiệm thu về PCCC theo thẩm quyền. Đối với hoạt động kiểm tra an toàn về PCCC, Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn về nội dung kiểm tra an toàn về PCCC, theo đó kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, về trách nhiệm PCCC v.v… đều theo quy định của Luật PCCC, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các quy định của pháp luật có liên quan, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC.

 

Chương III với các quy định về chữa cháy, là sự cụ thể hóa các quy định của Luật PCCC về chữa cháy. So với các văn bản hướng dẫn trước đây, trong nội dung này, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã có những điểm mới về xây dựng và thực tập phương án chữa cháy. Do đó, tại Điều 21 của Nghị định này đã tiếp tục đề cập đến những vấn đề mới của Luật PCCC về phương án chữa cháy, bao gồm các yêu cầu và nội dung cơ bản của phương án chữa cháy; trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy; chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Nghị định này cũng giao cho Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án của Cảnh sát PCCC; quy định thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan khi Cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức xây dựng phương án chữa cháy; quy định chế độ thực tập phương án chữa cháy của Cảnh sát PCCC.

 

Để cụ thể hóa những quy định mới được bổ sung về tổ chức lực lượng PCCC, nhất là đối với lực lượng PCCC tại chỗ bao gồm lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã quy định nội dung này tại Chương IV, với 6 điều (từ Điều 32 đến Điều 37). Cụ thể, đã giành trọn vẹn một điều luật quy định về phòng cháy và chữa cháy tình nguyện (Điều 33) để cụ thế hóa Điều 46a Luật PCCC. Theo đó, cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động PCCC phải đăng ký với UBND cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn; tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động PCCC phải đăng ký với cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn v.v… Đối với đội PCCC chuyên ngành, Khoản 2 Điều 34 đã quy định là đội trưởng đội PCCC chuyên ngành phải có trình độ từ trung cấp PCCC trở lên. Cùng với đó, Điều 35 đã quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành. Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC ngoài được hưởng chế độ, chính sách theo quy định, còn được hưởng các chế định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của Nhà nước.

 

Luật PCCC, tại Điều 9a đã quy định về kinh doanh dịch vụ PCCC là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể hóa quy định này, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã quy định kinh doanh dịch vụ PCCC tại chương VI, gồm 10 điều (từ Điều 41 đến Điều 50). Đây là những vấn đề hoàn toàn mới được bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế hoạt động PCCC. Nội dung các quy định về kinh doanh dịch vụ PCCC đã thể hiện rất rõ về các điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC; điều kiện đối với hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ PCCC; điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống PCCC cũng như đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC; đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC và đối với cá nhân hành nghề dịch vụ PCCC… Cũng theo Nghị định này, kể từ ngày 15/9/2014, các doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ về PCCC phải đến cơ quan Cảnh sát PCCC để được xác nhận và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC…

           

TS. Hoàng Ngọc Hải