web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả học tập của học viên khóa D30

Có được thành tích như vậy là do khóa D30 tuy mới nhập học nhưng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy – Ban giám hiệu, các đơn vị trong nhà trường, sự tận tâm trong việc giảng dạy của các thầy cô, sự chỉ đạo của phòng QLHV, các đồng chí Giáo viên chủ nhiệm lớp…Đồng thời, còn là sự phấn đấu nỗ lực học tập của các học viên khóa D30.

 

 

Lãnh đạo Ban Giám hiệu nhà trường trao thưởng cho những học viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện

Tuy nhiên, học viên trong khóa vẫn còn hạn chế trong vấn đề học tập như: tỷ lệ khá giỏi trong toàn khóa D30 là chưa cao 55/319 học viên (chiếm 17,24%). Tỷ lệ học viên khá giỏi giữa các lớp chưa đồng đều, như hai lớp D30A – D30B (chuyên ngành phòng cháy) có 6 học viên giỏi, 32 học viên khá; trong khi đó, 3 lớp D30C – D30D – D30E (chuyên ngành quản lý phương tiện,chữa cháy và CNCH ) chỉ có 17 học viên khá. Vẫn còn tình trạng nhiều học viên phải thi lại (167 lượt), thậm chí có học viên thi lại 2 đến 3 học phần.

 

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn tới thực trạng nói trên? Trong phạm vi bài viết, tác giả xin được đưa ra một số nhận định cá nhân về tình hình học tập của học viên D30 nói riêng, và học viên toàn trường nói chung. Qua đó, cũng xin đưa ra một số giải pháp nhất định nhằm góp phần làm nâng cao chất lượng học tập của học viên nhà trường.

 

Theo đánh giá chủ quan của tôi, các tồn tại của khóa là do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan:

Một là, ý thức học tập của học viên trong các giờ tự học còn chưa cao, chưa biết tận dụng thời gian và sắp xếp còn chưa hợp lý. Chưa nêu cao được tinh thần tự học, tự quản. Việc nghiên cứu giáo trình chưa thật sự được đào sâu, còn lười, phụ thuộc quá nhiều vào thầy cô giáo.

 

Hai là, sau kỳ thi đại học các học viên đã chịu nhiều áp lực, chịu nhiều vất vả ôn luyện và đạt được mục đích, sinh ra tâm lý muốn được nghỉ ngơi thoải mái, dẫn đến lười học, học cầm chừng.

 

Ba là, xuất phát từ tư tưởng của các là học viên là chiến sĩ Công an thì không phải lo về nghề nghiệp, việc làm, không phải phấn đấu, ra trường không vi phạm kỷ luật là được.

 

Bốn là, với cách học phổ thông quen thuộc với cách thầy ghi, trò chép và thầy hướng dẫn tường tận thì cách học đại học mới với khả năng tự học là chính, thầy chỉ hướng dẫn là chính, còn học viên phải tự học, tự nghiên cứu nên nhiều học viên chưa quen với cách học này.

 

Năm là, các giáo viên giảng dạy còn chưa quản lý chặt chẽ học viên trên lớp, còn để tình trạng ngủ gật, làm việc riêng. Một số giáo viên chưa nắm bắt cụ thể khả năng tiếp thu bài của học viên, dạy cho hết chương trình, Nhiều môn học giáo viên giảng quá nhanh, học viên không tiếp thu được kiến thức. Sự kết nối giữa giáo viên và học viên còn nhiều hạn chế, sự phối hợp giữa giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm còn chưa được thường xuyên liên tục, chưa cùng nhau nhắc nhở các học viên ý thức học tập yếu, kết quả học tập yếu trong quá trình đang học môn đó.

 

Bảy là, hệ thống ban chỉ huy lớp, tiểu đội trưởng, cờ đỏ chưa phát huy đôn đốc nhắc nhở, xử lý các học viên còn vi phạm giờ giấc học tập, ý thức học tập yếu… chưa định hướng được phương pháp học tập của từng môn cho học viên, chưa nắm bắt kịp thời các học viên học tập yếu, kém để đôn đốc, nhắc nhở. Ban chỉ huy lớp, tiểu đội trưởng, cờ đỏ chưa thực hiện tốt phong trào tự quản, tự rèn của nhà trường.

 

Tám là, các Ban chỉ huy lớp, chỉ huy tiểu đội dù có được tập huấn nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, chưa thể hiện được vai trò của người chỉ huy, vai trò của người thủ lĩnh trong lớp.

 

Một tiết học của học viên khóa D30 trên giảng đường

 

Nguyên nhân khách quan

 

Một là, do học viên thi vào trường là khối A nên quen với các môn sở trường ở khoa học tự nhiên. Đối với các môn xã hội, đặc biệt là môn nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử CAND thì gặp không ít khó khăn trong cách học và tư duy học.

 

Hai là, các môn thi diễn ra một cách liên tục làm cho học viên có tâm lý căng thẳng, lo sợ, trong một kỳ thi nội dung thi của các môn rất nhiều nên học rất lan man, trải rộng làm giảm kết quả thi các môn thấp.

 

Ba là, ảnh hưởng bởi môi trường học tập như phòng học quá nhỏ, số lượng học viên đông quá, phòng ở ký túc xá chật chội chỉ cần tiếng động nhẹ cũng làm mọi người chú ý, làm học viên thường mệt mỏi phân tán tư tưởng khi học tập.

 

Bốn là, thời gian học ngoại khóa, ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt học tập của HV, HV có rất ít thời gian để nghiên cứu những kiến thức được học trên lớp.

 

Trên cơ sở những nguyên nhân đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị như sau:

Đối với các thầy cô giảng dạy:

Cần phải quan tâm phát hiện, giúp học viên hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn bằng cách quan sát, điều tra các biểu hiện về nhu cầu, hứng thú, thái độ tiến hành các hành động học tập. Từ đó có biện pháp uốn nắn, tư vấn động cơ nhận thức và động cơ nghề nghiệp đúng đắn cho học viên. Khi giảng dạy phải tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp hướng dẫn nghiên cứu cho học viên để sau mỗi bài học học viên tiếp thu, nắm chắc kiến thức được học và giải tốt các bài tập được giao. Trong thời gian giảng dạy phải tạo áp lực cho học viên để học viên phải học; giáo dục cho học viên nắm rõ mục đích ý nghĩa của môn học, không để tình trạng học viên còn chưa hiểu mình học môn này để mai sau làm gì. Sau các buổi học phải có bài tập hoặc câu hỏi để học viên về nhà làm bài tập và nghiên cứu, buổi học tiếp theo phải kiểm tra việc học tập nghiên cứu ở nhà của học viên.

 

Đối với Phòng QLHV và Chủ nhiệm lớp:

Tăng cường nâng cao công tác kiểm tra giám sát học tập trên lớp, giờ tự học của học viên. Các sai phạm của học viên phải được xử lý nghiêm túc, có tác dụng răn đe và giúp học viên nhận thức rõ nhiệm vụ học tập trên lớp, để nâng cao chất lượng học tập trên lớp của học viên.

Các chủ nhiệm lớp là người tiếp hướng dẫn, chỉ bảo các học viên từ những việc nhỏ nhất trong sinh hoạt, đến lễ tiết tác phong theo điều lệnh CAND, đến việc thực hiện thời gian, giờ giấc học tập. Cho nên, chủ nhiệm lớp phải có nhiệt huyết với công việc được giao, có tinh thần trách nhiệm, có phương pháp quản lý phù hợp, linh hoạt để đạt hiệu quả quản lý. Chủ nhiệm lớp phải nắm vững hoàn cảnh gia đình, các tâm tư tình cảm của học viên, gần gũi và chia sẻ các khó khăn để động viên học viên học tập. Nắm bắt được các học viên ham học, các học viên lười nhác, ham chơi. Đối với học viên lười học cần phải phối hợp cùng gia đình, tập thể lớp, đoàn thể giáo dục ý thức tự giác học tập cho học viên. Đối với học viên có khả năng tiếp thu kiến thức tốt, sáng tạo, trí tuệ, ý thức học tập tốt cần xây dựng làm các hạt nhân điển hình trong lớp và nhân rộng, đồng thời giao nhiệm vụ kèm cặp các học viên yếu kém. Chủ nhiệm lớp phải định hướng cho lớp, cho các tiểu đội có quỹ khuyến học để kịp thời khen thưởng động viên các học viên học tập có kết quả cao.

Phòng QLHV phối hợp đánh giá kết quả rèn luyện của học viên phải gắn với kết quả học tập của từng đoàn viên, không thể nói một học viên có kết quả rèn luyện tốt mà kết quả học tập yếu, kém được.

 

Đối với học viên:

Ban chỉ huy lớp, Ban chấp hành chi đoàn phải thực sự đầu tàu gương mẫu trong học tập, rèn luyện, phải đổi mới tư duy về quản lý lớp, phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc động viên, giúp đỡ, quản lý học viên trong lớp học tập, định kỳ học viên các lớp sinh hoạt chuyên đề về nâng cao chất lượng học tập của từng môn học cụ thể.

Các học viên phải tự mình khai thác hết khả năng, năng lực của chính mình, phải tự tìm ra phương pháp học hợp lý cho mình để đạt hiệu quả cao, xác định được thời gian cụ thể trong ngày để xây dựng kế hoạch học tập và chọn môn học cho phù hợp. Các học viên phải tự quản được bản thân mình, chỉ đạo được bản thân mình vượt qua các cám dỗ để học tập tốt. Không được có tư tưởng ngồi học đối phó, mà phải xác định học cho mình, học cho sự kỳ vọng của gia đình và của thầy cô. Học để ngày mai lập nghiệp, học để tích lũy kiến thức mai sau làm việc, cống hiến cho xã hội, cống hiến cho đất nước.

Học viên phải phát huy khả năng của mình, phải biết tận dụng tốt thời gian trên lớp để học bài, hiểu bài ngay trên lớp, tổng hợp nội dung bài mới học, về nhà phải học tập bài cũ và nghiên cứu bài mới để buổi sau học tiếp nắm bắt nhanh nội dung bài mới.

Khắc phục điều khó khăn của nhà trường về cơ sở vật chất như phòng ở ký túc xá chật chội, các học viên phải có ý thức tự giác giữ trật tự không nói chuyện, không nô đùa, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ tự học. Thực tế đã có phòng ở như phòng các bạn nữ: tự quy định với nhau thực hiện giữ trật tự trong giờ tự học và đã có hiệu quả rõ ràng.

Môi trường của nhà trường trong lực lượng Công an là môi trường rèn luyện, cho nên các học viên phải thực hiện nghiêm túc các hoạt động chung, các phong trào thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ v.v… Nhưng không được để các hoạt động đó làm ảnh hưởng đến việc học tập, mà phải kết hợp hài hòa tạo khí thế hăng say học tập, lạc quan yêu trường, yêu lớp, yêu ngành, mến nghề.

Chu Thiện Tiền (học viên D30)