Đoàn đi thực tế do đồng chí Thiếu tá Nguyễn Tuấn Anh – Phó trưởng khoa chữa cháy làm trưởng đoàn cùng các giáo viên và gần 80 học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ CAND khóa 6.
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là trung tâm điện lực lớn thứ 2 Việt Nam, nằm trong bậc thang các nhà máy thuỷ điện trên sông Đà. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Công trình này hiện đóng góp cho an ninh năng lượng quốc gia với tỷ trọng công suất chiếm tới gần 10% sản lượng phát điện phát cả nước (Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 , gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 245.000 . Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ /giờ)
Không chỉ là nhà máy có nguồn cung chủ lực trong hệ thống điện quốc gia, Thủy điện Hòa Bình còn thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ đa mục tiêu như chống lũ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng như Thủ đô Hà Nội, cấp nước chống hạn cho tưới tiêu vụ lúa Đông Xuân và đảm bảo giao thông thủy.
Bởi vai trò rất lớn của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, vì vậy yêu cầu đảm bảo về an toàn Phòng cháy – chữa cháy trong sản xuất là một vấn đề quan trọng luôn được lãnh đạo Nhà máy đặc biệt coi trọng.
Tại buổi tham quan thực tế, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên Khoa chữa cháy và các đồng chí chuyên viên PCCC của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, các học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ CAND khóa 6 đã được tham quan và thu thập nhiều tư liệu, hình ảnh, kiến thức thực tế bổ ích liên quan đến công tác PCCC đối với các cơ sở thủy điện như: nghe báo cáo về tình hình công tác PCCC của nhà máy, cơ cấu tổ chức hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở; tìm hiểu về các hệ thống đảm bảo an toàn PCCC của nhà máy. Thực tế tìm hiểu tại các khu vực trong cơ sở như: hầm tuabin và các tổ máy, trạm biến áp, …, đặc biệt là được tìm hiểu hệ thống các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động chữa cháy và quy trình xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Buổi thực tế môn học là một trong những hoạt động bổ ích nhằm kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết với kiến thức thực tế tại các cơ sở, từ đó giúp học viên nắm bắt những kiến thức thực tế về đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy từ đó vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học ở nhà trường vào công tác thực tế sau này.
Nguyễn Tuấn Anh – Huyền Trang (K3)