web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nước có cháy được không?

Trong thực tế, nước không thể cháy được, đây là điều mà ai cũng biết. Nhưng, tại sao nước lại không thể cháy được?

Để hiểu rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm cháy.

 

 

 

 

Nước có thể cháy?

 

 

Cháy thường là một quá trình chỉ sự hoá hợp mạng giữa vật chất và khí oxi. Có một số vật chất mặc dù là ở nhiệt độ thường nhưng chỉ cần có cơ hội “gặp mặt” với khí oxi là nó lập tức “kết hợp” với oxi và tự động cháy. Photpho trắng chính là như vậy. Ngoài ra, có một số chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), khí hydro, lưu huỳnh… mặc dù ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với oxi, hai bên không hề có phản ứng gì, nhưng khi nhiệt độ tăng, chúng sẽ cháy mạnh.

 

Nhìn bên ngoài thì hình dáng của cồn, xăng, dầu và nước gần giống nhau, đều là thể lỏng không trong suốt. Nhưng cồn là do 3 nguyên tố Cacbon, Hidro, Oxi tạo nên, còn xăng và dầu chỉ chứa Cacbon và Hidro. Trên thực tế, đa số các hợp chất hoá học chứa Cacbon đều có thể tự cháy. Cồn, xăng, dầu sau khi cháy, mỗi một nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxi biến thành khí cacbonic, còn khí hidro kết hợp với oxi thành nước, chúng đã cháy sạch rồi.

 

Đọc đến đấy có lẽ bạn đã biết rồi, tại sao nước không thể cháy được. Nước là do hai nguyên tố hidro và oxi tạo nên. Cũng tức là, nước là sản phẩm sau khi khí hidro cháy. Đã là sản phẩm của sự cháy thì đương nhiên nó không còn khả năng kết hợp với khí oxi nữa, cũng tức là nó không cháy nữa. Cũng như vậy, khí cacbonic là sản phẩm cuối cùng của sự cháy, cho nên nó cũng không thể cháy nữa. Do khí cacbonic không thể kích thích cháy, hơn nữa còn nặng hơn không khí cho nên con người có thể sử dụng nó để chữa cháy.

 

 

 

 

Nước được dùng để dập tắt hầu hết các đám cháy

 

 

Tuy nhiên, cũng có không ít các vật chất không “hợp” với khí oxi, cho dù bạn có hâm nóng nó như thế nào thì nó cũng không muốn “kết bạn” với khí oxi, những vật chất như vậy đương nhiên không thể cháy được. 

                                                                                    Hữu Hiệu – Ngọc Bích (BM2)