web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng: luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng



Hải Phòng có khoảng 20.000 ha rừng, trong đó hơn 10.000 ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ. Những năm gần đây, ngoài hệ thống các văn bản tạo thành hành lang pháp lý trong việc bảo vệ rừng, thành phố còn chỉ đạo trực tiếp các cơ quan, đơn vị chức năng và các địa phương chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, tình trạng cháy rừng năm nào cũng xảy ra, khiến các dải rừng, từ rừng non (mới trồng) đến rừng già (nguyên sinh) luôn đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”. Phần lớn diện tích rừng của Hải Phòng hiện nay phân bố xen kẽ giữa các khu dân cư, nằm nhiều tại các khu du lịch nên thường xuyên xảy ra cháy do người dân, khách du lịch thiếu ý thức.

VQG Cát Bà có tổng diện tích hơn 16.000 ha đất tự nhiên với địa hình rộng, phức tạp và hiểm trở, nhiều cửa ngõ dễ xâm nhập nên rất khó khăn trong công tác phòng, chống cháy rừng.

 

Vườn Quốc gia Cát Bà nhìn từ chòi canh

Rừng Cát Bà được coi là một khu rừng độc đáo trên núi đá vôi của cả vùng biển Đông Bắc nước ta. Vườn có mức độ đa dạng sinh học cao với trên 3.000 loài động thực vật, vì vậy việc phục hồi sau cháy rừng ở đây thường rất lâu. Những năm gần đây, Cát Bà xảy ra cháy rừng liên tục. Năm 2001 có 2 vụ cháy rừng, năm 2004 có 11 vụ, năm 2007 có 17 vụ, năm 2014 có 2 vụ… Đặc biệt, chỉ 40 ngày đầu năm 2009, đã xảy ra tới 6 vụ cháy rừng đặc dụng ở các xã: Phù Long, Trân Châu và thị trấn Cát Bà.

Theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Cát Hải, đây là thời điểm và cũng là năm có số vụ cháy rừng nhiều nhất tại địa phương trong vòng 20 năm trở lại đây. Tuy các vụ cháy hầu hết ở quy mô nhỏ, diện tích rừng thiệt hại không lớn, song hậu quả về môi sinh, môi trường là không nhỏ, nhất là khi diện tích cháy rừng lại nằm trong khu vực có lượng khách du lịch tới tham quan thường xuyên. Anh Đỗ Xuân Thiệp, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Cát Bà cho biết: phần lớn các vụ cháy rừng là do người dân thiếu ý thức gây cháy rừng. Có thể do hút thuốc lá, vứt tàn thuốc gây cháy rừng, thậm chí có nhiều trường hợp do thù hằn cá nhân đã đốt rừng khoán của người bị hại. Cháy rừng ở Cát Bà thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Theo ThS. Đỗ Minh Phương, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ để phòng tránh cháy rừng và bảo vệ môi trường sinh thái cho toàn khu vực VQG Cát Bà.

ThS. Đỗ Minh Phương cho rằng, rất cần lập hệ thống dự báo phòng chống cháy rừng tại các trạm quan sát của VQG Cát Bà với các phương tiện tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý, ảnh viễn thám, nhằm cung cấp các dữ liệu cảnh báo những vị trí, khu vực có nguy cơ cao về cháy rừng.

Để chủ động hơn trong công tác này, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, tu bổ rừng thường xuyên, tăng cường tuần tra bảo vệ rừng… thì Hải Phòng cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc xây dựng lực lượng, trang thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ngọc Bảo – P9