web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nghề lính chữa cháy và những điều chưa biết

Chiến đấu với đám cháy dữ dội và cứu các nạn nhân khỏi một tòa nhà đang cháy có lẽ chính là hình tượng mà ai cũng nghĩ đến khi nhắc đến người lính cứu hỏa. Trên thế giới, đặc biệt ở những đất nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Pháp, Đức, Nga… đối với người dân, lính cứu hỏa được coi như những anh hùng. Bởi khi xảy ra tai nạn, sự cố cháy nổ, thảm họa thiên nhiên thì ngay lập tức, những người lính chữa cháy sẽ xuất hiện với nhiệm vụ giúp đỡ, cứu hộ cho người dân và tài sản của họ. Chính vì vậy, mơ ước của các em nhỏ thường là khi lớn lên mình sẽ trở thành lính cứu hỏa.

Quả thật, nghề lính cứu hỏa vinh quang là như vậy, nhưng trên thực tế, đây không chỉ là 1 công việc đầy hiểm nguy mà để trở thành 1 lính cứu hỏa tốt, người ta phải trải qua rất nhiều thách thức cũng như lịch làm việc vất vả.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về thực tế công tác của những người lính cứu hỏa trên thế giới:

Bên cạnh nhiệm vụ chính là tham gia cứu hộ, chữa cháy, người lính cứu hỏa còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nữa. Lính chữa cháy tham gia vào các hoạt động quan hệ công chúng, kiểm tra các tòa nhà và thực hiện bảo trì. Để hướng tới mục đích quan trọng nhất là giúp đỡ người dân và vì sự an toàn của họ mà hàng ngày, lính chữa cháy phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác nhau.

 

 

Yêu cầu để trở thành lính chữa cháy chuyên nghiệp:

Một số đơn vị chỉ yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp phổ thông và ứng viên phải làm lính nghĩa vụ trong 2 năm rồi mới có thể thi tuyển chính thức. Những người khác thì có thể thi vào trường Đại học hoặc Trung cấp Phòng cháy chữa cháy. Đó là điển hình cho các ứng viên phải đi qua nhiều cấp độ sàng lọc mà có thể bao gồm một bài kiểm tra viết, thi vấn đáp hoặc phỏng vấn, kiểm tra thể dục thể chất, kiểm tra tâm lý, và kiểm tra y tế. Một chương trình đào tạo chính thức điển hình mất hai năm hoặc nhiều hơn để hoàn thành.

Nhiệm vụ của lính chữa cháy:

Nhiệm vụ chính của lính chữa cháy là đối phó với các cuộc gọi khẩn cấp, đánh giá tình huống nguy hiểm và phản ứng một cách thích hợp. Lính cứu hỏa thường xuất hiện đầu tiên để hỗ trợ thiên tai, tai nạn công nghiệp, tai nạn xe hơi và trường hợp khẩn cấp khác. Họ thực hiện sơ cứu và hô hấp nhân tạo, và ổn định bệnh nhân để vận chuyển đến một bệnh viện. Tìm kiếm và cứu hộ thường là một phần của công việc. Lính cứu hỏa cũng tham gia hướng tới cộng đồng, chẳng hạn như tham dự ngày hội việc làm của các trường hoặc các lễ hội cộng đồng. Đằng sau hậu trường, họ dành thời gian để bảo trì trạm cứu hỏa và đào tạo.

Lịch làm việc của lính chữa cháy:

Lịch thay đổi tùy vào tầm vóc và nhu cầu của một đơn vị chữa cháy. Thời gian thường là 24 giờ – trong đó bao gồm thời gian cho giấc ngủ – với hai hoặc ba ngày sau đó. Một số đơn vị sử dụng một lịch vài ngày 1 ca, theo sau là một vài ca đêm, và sau đó một vài ngày nghỉ. Bất kể lịch trình, các cuộc gọi khẩn cấp thường xuyên yêu cầu lính cứu hỏa làm việc qua cuối ca hoặc giấc ngủ của họ bất cứ khi nào họ có thời gian trống. Sở chữa cháy không bao giờ đóng cửa, do đó, không phải là hiếm khi có lịch làm việc vào các ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

Trần Ba (TT1) dịch