web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Khoa Phòng cháy tổ chức Hội thảo tập bài giảng dùng cho đào tạo bồi dưỡng kiến thức PCCC – CNCH cho các cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh

 

Tập bài giảng “Phòng, chống cháy nhà và công trình”, do đồng chí ThS Nguyễn Đức Việt (chủ biên) và TS Đinh Công Hưng biên soạn có nội dung chủ yếu là tính chịu lửa của nhà, công trình; các giải pháp về quy hoạch nhà, công trình đảm bảo an toàn PCCC; thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với nhà và công trình.

Tập bài giảng “Phòng cháy các quá trình công nghệ sản xuất”, do đồng chí TS Khúc Quang Trung (chủ biên) và ThS Vũ Minh Hải biên soạn có nội dung chủ yếu là các biện pháp phòng cháy trong một số quá trình công nghệ sản xuất như: phòng cháy trong quá trình gia công chế biến gỗ; phòng cháy trong quá trình gia công dệt, may; phòng cháy trong các quá trình sơn, sấy; phòng cháy trong quá trình bảo quản, vận chuyển và kinh doanh xăng dầu,…

Tập bài giảng “Tổ chức công tác phòng cháy tại cơ sở”, do đồng chí TS Lương Khắc Vọng (chủ biên) và KS Nguyễn Ngọc Anh biên soạn có nội dung chủ yếu là các yêu cầu về an toàn PCCC tại cơ sở; việc lập hồ sơ và theo dõi hoạt động PCCC tại cơ sở; thành lập và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở; cũng như việc tự kiểm tra, xử lý vi phạm quy định PCCC tại cơ sở.

Tập bài giảng “Những vấn đề cơ bản về phòng cháy”, do đồng chí TS Lê Thanh Bình (chủ biên) và TS Lê Đức Huynh biên soạn có nội dung chủ yếu là những kiến thức cơ bản về công tác phòng cháy; các dạng nguồn nhiệt gây cháy và các biện pháp đề phòng; phòng cháy một số cơ sở nguy hiểm cháy, nổ.

Tập bài giảng “Xây dựng phong trào toàn dân PCCC”, do đồng chí ThS Nguyễn Thành Kiên (chủ biên) và KS Lê Như Dũng biên soạn có nội dung chủ yếu là các hình thức thực hiện tuyên truyền, các biện pháp tuyên truyền và công tác xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ.

Tập bài giảng “Phòng cháy các thiết bị điện”, do đồng chí KS Lương Thị Xuân Thu (chủ biên) biên soạn có nội dung chủ yếu là những vấn đề cơ bản về phòng cháy thiết bị điện; phòng cháy mạng điện; chống sét cho nhà và công trình.

 

 

 

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Thiếu tá, ThS Nguyễn Đức Việt – Phụ trách khoa Phòng cháy. Tại buổi Hội thảo, Đồng chí Nguyễn Đức Việt đã yêu cầu các nhóm tác giả báo cáo về kết quả thực hiện biên soạn các tập bài giảng mà khoa đảm nhiệm xây dựng.

 

Lần lượt đại diện các nhóm tác giả thực hiện biên soạn tập bài giảng đã báo cáo tóm tắt về mục tiêu, bố cục, nội dung và hình thức thể hiện của tập bài giảng do nhóm tác giả biên soạn. Sau đó, các giáo viên khoa đã đưa ra những ý kiến đánh giá và đóng góp cho các tập bài giảng về nội dung, hình thức, trình tự thể hiện cũng như sự phù hợp của hàm lượng kiến thức trong các tập bài giảng dùng cho đối tượng đào tạo là các cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.

 

Kết thúc buổi hội thảo, đồng chí Thiếu tá, ThS Nguyễn Đức Việt – chủ tọa đã tóm tắt các ý kiến đóng góp và thống nhất một số nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa đối với các tập bài giảng mà khoa đăng ký biên soạn. Các tập bài giảng cần phải thống nhất về hình thức, trình tự thể hiện, nguồn trích dẫn cũng như việc phân định kiến thức giữa giáo trình, tập bài giảng của đối tượng là sinh viên Đại học với đối tượng là các cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Đồng thời, các nhóm tác giả cần nhanh chóng, chỉnh sửa các nội dung đã thống nhất tại buổi Hội thảo để sớm nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Lê Như Dũng (K2)