Quá trình thực tế hiện trường, các thành viên tham gia khám nghiệm chính gồm khoảng 5 đến 7 người với các nhiệm vụ cụ thể như: lập biên bản, vẽ sơ đồ, đo đạc kích thước, thu giữ dấu vết cháy, chụp ảnh hiện trường. Do vậy, quá trình giảng dạy, giáo viên đã áp dụng bố trí nhóm học tập gồm 6 học viên, được phân công như đội khám nghiệm thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường vụ cháy: 1 đồng chí lập biên bản; 1 đồng chí vẽ sơ đồ; 2 đồng chí đo đạc; 2 đồng chí thu giữ dấu vết cháy. Trên cơ sở kiến thức đã học và sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, các nhóm học viên sử dụng các phương tiện khám nghiệm hiện trường, tiến hành nhiệm vụ của đội khám nghiệm.
Hình 1: Nhóm học viên tham gia học thực hành khám nghiệm hiện trường
Hình 2: Chuẩn bị thiết bị thực hành khám nghiệm hiện trường vụ cháy
Hình 3: Đo đạc kích thước đối tượng bị cháy
Hình 4: Lập biên bản và chụp ảnh dấu vết cháy
Hình 5: Thực hành thu giữ dấu vết cháy
Hình 6: Thực hành nghiên cứu dấu vết cháy
Dấu vết cháy sau khi được bóc tách ra khỏi hiện trường vụ cháy, học viên tiếp tục sử dụng các thiết bị thực hành để nghiên cứu, đánh giá làm rõ các thông tin. Việc nghiên cứu đánh giá bao gồm: Đo đạc dấu vết, nghiên cứu chi tiết dấu vết, phân tích, kiểm tra dấu vết cháy trên cơ sở thiết bị thực hành hiện có.
Với quá trình giảng dạy như vậy, học viên được cọ xát với hiện trường vụ cháy, dấu vết cháy, có những trải nghiệm thực hiện nhiệm vụ thực sự nên củng cố kiến thức dấu vết cháy đã học, thực tế hơn với lý thuyết, đồng thời tạo dựng kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cho bản thân.
Lương Khắc Vọng – K2