web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Giải thích nguyên nhân hàng loạt nắp cống cháy, nổ tung trong thời gian gần đây

Gần đây đã xảy ra  hiện tượng cháy nổ nắp cống gây nguy hiểm, khiến người dân hoang mang, lo ngại. Có thể kể đến 1 số vụ nổ như:

Vụ nổ lớn tại miệng cống trên đường Dương Bá Trạc (phường 1, quận 8, TPHCM) khiến nhiều người đường hoảng loạn tháo chạy vào khoảng 17h ngày 12/08/2014.
Vụ nổ bay nắp cống thoát nước tại QL49 gần một cây xăng (Phú Khê, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh TT.Huế) xảy ra vào lúc: 15h ngày 8/5/2015.
Vụ cháy nổ tại một hố ga giữa đường ven kênh Tân Hóa – Lò Gốm (quận 6, TP HCM) khi các công nhân đang thi công lắp đặt cầu thang lên xuống hố ga làm một công nhân bỏng nặng, xảy ra vào lúc 9h30’ ngày 13/5/2015.

 

 

Hiện trường vụ nổ bay nắp cống thoát nước tại QL49 (T.T.Huế)

 

Đã có những ý kiến trái chiều về nguyên nhân của các vụ cháy nổ nói trên như:

– Sự tích tụ khí metan (CH4)

– Do rò rỉ xăng dầu của các cửa hàng xăng dầu gần đó

 

Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy nổ nói trên:

            Nguyên nhân của các vụ cháy nổ nói trên được xác định do sự tích tụ một lượng lớn khí CH4. Trong nước thải sinh hoạt (nước cống) có chứa rất nhiều loại chất thải hữu cơ dưới dạng hòa tan và không hòa tan như: protein, lipit, xenlulozơ…(có trong thành phần thức ăn thải hoặc phụ phẩm của các thực phẩm). Ngoài ra còn có các rác thải hữu cơ dạng rắn như túi nilon, các loại nhựa.v.v..Các chất hữu cơ này, dưới tác động của các loại enzim (men) có trong các vi sinh vật sẽ phân hủy thành CH4 và một vài các khí độc hại khác. Mặt khác, thời tiết nắng nóng kéo dài giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy và tích tụ CH4, đồng thời tạo môi trường dễ bắt lửa. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ nổ gần đây.

 

Cơ chế tạo thành khí CH4 trong hệ thống thoát nước như sau:

Các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí sẽ bị phân hủy thành các chất hòa tan và các chất khí. Quá trình hàng ngàn phản ứng trong đó phần lớn cacbon, hidro, oxi bị chuyển hóa chủ yếu thành CH4 và khí cacbonic (CO2). Sự phân hủy protein, tinh bột, lipit để tạo thành axit amin, glyxerin, axit béo, axit béo bay hơi, ancol, metyl amin… cùng các chất độc hại như: tomain (độc tố thịt thối), sản phẩm bốc mùi như indol, scatol. Các chất cao phân tử: xenlulozơ, lignin sẽ bị vi khuẩn yếm khí có enzim (men) xenluloza phân hủy theo sơ đồ phân hủy yếm khí  khuẩn yếm khí xenlulozơ.

(C6H10O5)n   → 3nCO2 + 3nCH4  và  CxHyOzNt → xCO2 + 0,5yH2O + 0,5tN2

 

 

Sơ đồ lên men yếm khí của vi sinh vật sản sinh ra CH4

           

Như vậy, từ sơ đồ trên, ta nhận thấy, nguyên nhân gây cháy nổ chủ yếu do CH4, tuy nhiên còn có sự tham gia của một số khí khác như: H2, NH3, CO. Ngoài các nguy cơ về cháy nổ, hệ thống nước thải ngầm còn sinh ra các loại khí gây độc như CO, tomain, indol…. Cho nên các nhân viên sửa chữa đường ống thoát nước, thợ điện ngầm… vừa phải đối mặt với nguy cơ tai nạn cháy nổ, vừa có nguy cơ tai nạn do hít phải các khí độc hại dẫn đến tử vong.

 

Để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, cần phải có những biện pháp xử lí kịp thời:

– Xử lí rác thải dồn ứ trong cống thoát nước, luôn đảm bảo sự thông suốt của dòng chảy, từ đó tránh được sự dồn ứ trên mức cho phép của khí metan.

– Thường xuyên kiểm tra nồng độ các khí có trong đường ống thoát nước hố ga, đề phòng có sự có mặt của khí CH4, CO hoặc NH3 (một loại khí độc và dễ gây cháy nổ)

 

 

Máy đo nồng độ khí CO, NH3, CH4

 Trước khi tiến hành thi công, lắp đặt các công trình liên quan đến đường ống thoát nước thải hoặc hố ga, cần kiểm tra, kiểm định độ an toàn, đề phòng những tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về con người và của cải.  

Hữu Hiệu (BM2)