web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Gặp người lính 114 với biệt danh “Kình ngư cứu nạn”

Gần 8 năm “bén duyên” với nghề cứu nạn, cứu hộ (CNCH), chàng Trung úy 27 tuổi đã cùng đồng đội lặn tìm hơn 100 thi thể nạn nhân, nhiều tang vật… giúp cho lực lượng Công an “giải mã” nhiều vụ án. Dù khá to cao (1,8m) nhưng khi làm nhiệm vụ CNCH dưới nước, anh lặn ngụp thoăn thoắt, ứng phó linh hoạt với những tình huống phát sinh.  Chính vì vậy, Trung úy Võ Thành Công  Đội CNCH dưới nước, Phòng CNCH, Cảnh sát PC&CC TP Hồ Chí Minh được các đồng đội yêu mến đặt biệt danh “kình ngư cứu nạn.” 

 

 

Trung úy Võ Thành Công trong lần tìm bộ xương người trên kênh Nước Đen. 

Năm 2008, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện chiến sỹ mới ở Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, Võ Thành Công – chàng thanh niên gốc Sài Gòn được phân về Đội CNCH (nay là Phòng CNCH thuộc Cảnh sát PC&CC TP Hồ Chí Minh). Đây là đội chuyên xông vào khói lửa, đào bới nhà sập, ngâm mình dưới kênh nước đen tìm thi thể. “Khi được giao nhiệm vụ tôi cũng hoang mang vì đây là nghề thường xuyên phải tiếp xúc với xác chết và những nguy hiểm. Nhưng nhờ sự động viên, hỗ trợ của đồng đội, tôi dần vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu và bắt đầu tiếp cận, làm quen dần với công việc CNCH. Đặc biệt là “làm quen” với “tử thi” trong những lần lặn tìm xác chết” – Công chia sẻ.

 

Anh kể rằng, lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ dưới mặt nước, lặn tìm vớt thi thể nạn nhân, anh run lắm. Lúc đó, một người “đàn anh” trong nghề nói với anh rằng, hãy thử “ôm xác chết” xem sao. Anh lạnh hết người nhưng thấy xung quanh toàn là anh em đồng đội và nhiều người dân đứng kế bên nữa, anh như được tiếp thêm sức mạnh và “ôm” thử xác chết kéo lên khỏi mặt nước.

 

 

Trải qua nhiều năm với nghề, song nhớ lại lần tham gia tìm những phần thi thể bà Võ Thị Bảy (68 tuổi) bị hung thủ chặt xác phi tang thành 10 phần ném xuống sông Rạch Tạm (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) vào những ngày giáp Tết 2010, Công vẫn còn ám ảnh. “Khi đó, nhận yêu cầu hỗ trợ từ cơ quan điều tra tìm tang vật vụ án, tôi và đồng đội nghĩ đó là súng, dao, kiếm chứ không ngờ là những phần thi thể nạn nhân. Đến nơi nghe kể về vụ án rùng rợn, tôi thấy có luồng điện chạy dọc sống lưng. Nhưng chứng kiến những đau đớn của gia đình nạn nhân, chúng tôi đã quên đi những sợ hãi, ám ảnh và bắt đầu trầm mình xuống dòng nước lạnh buốt. Hơn hai giờ ngụp lặn dưới dòng kênh thối, tôi giật mình khi chạm phải phần đầu nạn nhân. Có một vết thương rất lớn, có thể do búa đập, nhìn rất thương tâm. Toàn bộ phần tóc và da đầu nạn nhân đã bị hung thủ lột phi tang. Cùng thời điểm đó, đồng đội của tôi đã vớt lên bờ 8 phần thi thể nạn nhân nữa. Hình ảnh từ lần lặn tìm xác chết đó cho tới bây giờ đối với tôi vẫn luôn là nỗi ám ảnh.” – Công tâm sự.

 

Năm 2011, chiếc tàu biển chìm trên sông Soài Rạp, Công cùng hai đồng đội lặn tìm thi thể nạn nhân bị kẹt bên trong khoang tàu. Lúc họ làm nhiệm vụ, một chiếc tàu lớn khác gần đó đứt neo trôi dạt. Nếu bị va chạm, con tàu đắm sẽ dịch chuyển và nhóm CNCH có thể kẹt lại bên trong. Nhận báo hiệu từ các đồng đội trên bờ, hai người lặn cùng anh nhanh chóng ngoi lên, còn anh do lặn sâu bên trong nên không hay biết. Chỉ vài phút sau khi Công thò đầu lên mặt nước thì tàu va nhau. Đồng đội ai cũng mừng vì họ tưởng anh không thể thoát. 

 

Trung úy Võ Thành Công và đồng đội lặn tìm nạn nhân chìm tàu Dìn Ký trên sông Sài Gòn. 

Không chỉ xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ CNCH dưới nước, mà ngay cả những sự cố trên cạn xảy ra, Công cũng luôn sát cánh cùng đồng đội có mặt tại hiện trường. Tại những hiện trường như: vụ sập công trình xây dựng nhà CR4 trên đường Tôn Dật Tiên (Phú Mỹ Hưng, quận 7); vụ nổ nhà “Phương khói lửa” gần cầu Nguyễn Văn Trỗi (quận 3) khiến 11 người thiệt mạng; vụ cứu 14 nạn nhân sập hầm tại Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Công trường quốc tế, quận 3)…người ta đều thấy bóng dáng anh cùng đồng đội nỗ lực hết mình “cứu cái còn trong cái mất”.

 

“Khi có sự cố người ta chạy khỏi vùng nguy hiểm thì chúng tôi lại lao vào nơi đó để cứu người. Công việc thậm chí có thể đánh đổi bằng mạng sống của mình, nếu không quyết tâm và tâm huyết với nghề thì khó trụ vững”- anh chia sẻ…

 

 

 

Trung úy Võ Thành Công (đứng giữa) nhận Giấy khen của Cảnh sát PC&CC TP Hồ Chí Minh sáng 12/5/2015.

 

Có mặt trong gần 80 gương mặt điển hình tiên tiến được Cảnh sát PC&CC TP Hồ Chí Minh khen thưởng ngày 12/5/2015 vừa qua là sự ghi nhận, đánh giá cao và những tình cảm yêu mến mà đồng đội và lãnh đạo cấp trên dành cho anh. Công nói rằng, thành tích của anh là nhờ sự giúp đỡ yêu thương của anh em đồng đội, sự tận tình chỉ bảo của các thế hệ cha anh đi trước. Anh đau đáu một ước mong, khát vọng rằng: lực lượng CNCH, đặc biệt là lực lượng CNCH dưới nước sớm được đầu tư, trang bị những trang thiết bị tiên tiến hơn, hỗ trợ cho những người lính CNCH thực hiện tốt nhiệm vụ tốt hơn nữa để giữ bình yên cho thành phố mang tên Bác.

 

Thảo Nguyên