web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Khái quát về một số đám cháy hóa chất không được sử dụng nước để chữa cháy

 

Có thể kể đến một số vụ cháy nổ hóa chất sau:

Vụ nổ kho hàng chứa các hóa chất ở Thiên Tân (Trung Quốc) xảy ra vào đêm ngày 12/8/2015 khiến hơn 50 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương. Đặc biệt, trong 50 người chết có 21 người là lính cứu hỏa.

Vụ cháy kho hàng chứa các hóa chất và sơn ở xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), 15 chiến sĩ lực lượng PCCC đã bị thương xảy ra vào đêm ngày 6/7/2015.

Nguyên nhân gây ra sự thiệt hại này này là do lính cứu hỏa đã không biết hoặc không lường trước được sự nguy hiểm của các đám cháy hóa chất, đã phun nước vào các đám cháy với mục đích dập tắt đám cháy, nhưng vô tình làm cho các đám cháy trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn và có thể gây ra những vụ nổ thứ cấp gây thiệt thiệt về tính mạng của các chiến sĩ cảnh sát PCCC.

 

Một chiến sĩ Cảnh sát PCCC bị thương khi chữa cháy đám cháy hóa chất

Vậy các hóa chất kị nước trên là những hóa chất nào, chúng kị nước ra sao cần phải được tìm hiểu rõ.

Sau đây là một số hóa chất, khi cháy tuyệt đối không được sử dụng nước để dập tắt đám cháy và cơ chế phản ứng với nước của nó.

Đám cháy có mặt khí Flo (F2)

Đây là một phi kim ở thể khí thuộc nhóm Halogen rất độc, màu vàng nhạt. Flo là một phi kim có tính oxi hóa rất mạnh, không tác dụng trực tiếp với khí oxi. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao flo dễ dàng tác dụng với nước tạo ra khí oxi làm cho đám cháy có mặt của khí này bùng phát mãnh liệt khi được chữa cháy bằng nước. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Đám cháy của một số kim loại mạnh (Mg, Al)

Các kim loại khi cháy sản sinh ra nhiệt lượng vô cùng lớn, đẩy nhiệt độ môi trường lên rất cao (trên 1000oC). Tại nhiệt độ này, nước bị phân hủy tạo thành hidro và oxi: 2H2O →  2H2 + O2

Với một lượng nước đủ nhiều thì lượng hidro sinh ra rất nhanh. Như vậy khi các đám cháy kim loại xảy ra, lính cứu hỏa phun nước vào đám cháy đó, nước sẽ bị phân hủy tạo thành H2. Khi đó một vụ nổ H2 sẽ xảy ra và thiệt hại của nó không thể kiểm soát.

Đám cháy có mặt các muối xyanua (NaCN, KCN…)

Bản thân các muối xyanua của kim loại kiềm nói chung là bền nhiệt và tan tốt trong nước. Với những tính chất này, có thể thấy đám cháy có sự xuất hiện của muối này có thể vô tư sử dụng nước để dập tắt. Tuy nhiên những muối này dễ dàng bị phân hủy ngay cả ở điều kiện thường khi có mặt của khí CO2 trong điều kiện không khí ẩm. MCN + H2O + CO2 → MHCO3 + HCN (M = Na, K…)

Như vậy, trong đám cháy có mặt của hóa chất này, khi phun nước để dập tắt đám cháy, các muối này sẽ bị phân hủy rất nhanh, do trong đám cháy, lượng CO2 rất nhiều và sản sinh ra khí hidro xyanua (HCN). Khí này dễ cháy trong không khí và có thể gây nổ khi nồng độ cao. Do vậy, với những đám cháy có mặt muối xyanua, không được dập tắt bằng nước vì có thể gây nổ khí HCN.

Đám cháy có mặt canxi cacbua hoặc nhôm cacbua.

Đây là 2 loại hóa chất khá bền nhiệt và không cháy trong một đám cháy khô. Tuy nhiên, khi có mặt của hóa chất này trong đám cháy, nếu lực lượng CSPCCC phun nước để dập tắt đám cháy, hai hóa chất này lập tức tác dụng với nước tạo ra hai khí có khả năng gây cháy nổ rất cao là: khí axetilen và khí metan đồng thời tỏa nhiệt mạnh.

CaC2 + H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2

Al4C3 + H2O → CH4↑ + Al(OH)3

Mặt khác, khi bảo quản các hóa chất này, cần tránh không khí ẩm để hạn chế sự sản sinh của hai khí trên và đảm bảo an toàn cháy nổ.

Ngoài những hóa chất nói trên, còn rất nhiều hóa chất khác, mà khi có mặt của nó trong đám cháy thì tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy. Tuy nhiên, các loại hóa chất trên là những hóa chất phổ biến nhất và là nguyên nhân gây cháy nhiều nhất trong các đám cháy hóa chất. Vậy, khi gặp một đám cháy hóa chất khi đã biết sự có mặt của các hóa chất trên, lực lượng CSPCCC cần làm những công việc cụ thể như sau:

Sơ tán người và của cải ra khỏi vùng nguy hiểm, đồng thời cách li đám cháy, chống cháy lan và tuyệt đối không được phun nước.

Sử dụng các hóa chất chữa cháy thay thế. Tùy từng loại hóa chất mà sử dụng hóa chất chữa cháy thay thế khác nhau.

Nếu không có hóa chất chữa cháy thay thế, lực lượng CSPCCC chỉ cần cách li đám cháy, để đám cháy tự tắt.

Sau khi đám cháy được dập tắt, cần chú ý đến hậu quả môi trường và dịch tễ, tìm cách khắc phục hậu quả đám cháy nhanh nhất.

Khi tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ các đám cháy hóa chất, lực lượng CSPCCC cần lưu ý:

Sử dụng các thiết bị bảo vệ, bảo hộ đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là mặt nạ phòng độc.

Cần trinh sát, tìm hiểu kĩ sự có mặt của các loại hóa chất nào trong đám cháy để có phương án tác chiến thích hợp.

Tham khảo ý kiến chuyên gia hóa học khi xảy ra các đám cháy hóa chất phức tạp.

 

Hữu Hiệu (sưu tầm)