web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những nội dung cơ bản của thông tư hướng dẫn về đảm bảo an toàn PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke

 

Với 16 điều, 04 chương, Thông tư số 47/2015/TT-BCA hướng dẫn về bảo đảm an toàn, PCCC thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra an toàn, các biện pháp về phòng cháy, trang bị phương tiện, tổ chức hoạt động của lực lượng PCCC; bảo đảm chữa cháy, cứu nạn khi xảy ra cháy và trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

 

 

 

Thông tư áp dụng đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke đặt tại công trình cao tầng; cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke khác… Trong bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, cần phải tuân thủ quy định của Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động PCCC của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke trong công tác quản lý về PCCC.

 

Thông tư số 47/2015/TT-BCA quy định các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke tại Chương 2 (từ Điều 4 đến Điều 12), cụ thể quy định về thiết kế PCCC (Điều 4); quy định về thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về PCCC (Điều 5); quy định các biện pháp về phòng cháy (Điều 6); quy định về bảo đảm an toàn về PCCC (Điều 7); quy định về trang bị phương tiện PCCC (Điều 8); quy định về kiểm tra an toàn về PCCC (Điều 9); quy định về tổ chức hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke (Điều 10); quy định về bảo đảm chữa cháy và cứu nạn khi xảy ra cháy (Điều 11); quy định bảo đảm an toàn PCCC tại nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng có tổ chức kinh doanh vũ trường, karaoke (Điều 12).

 

Để bảo đảm an toàn PCCC, tại Chương 3 của Thông tư số 47/2015/TT-BCA đã quy định về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, cụ thể như trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke (Điều 13); trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương (Điều 14). Liên quan đến trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương, Điều 14 quy định cụ thể trách nhiệm như: tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCCC, các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke; hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke theo quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra an toàn về PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke; thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về công tác quản lý PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke…

 

Thông tư số 47/2015/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 04/12/2015 và cùng với đó, trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đang hoạt động kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện bảo đảm an toàn PCCC theo hướng dẫn tại Thông tư này.

 

Về trách nhiệm thi hành, giao Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này; các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này; Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn về bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc phạm vi quản lý.

                                                                                                            Hoàng Hải (BM3)