web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Quy hoạch phát triển ngành Vật liệu nổ công nghiệp và những vấn đề đặt ra trong công tác PCCC

 

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ quan điểm: Vật liệu nổ công nghiệp, hoạt động có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp là hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh đặc biệt, do Nhà nước thống nhất quản lý. Số lượng, phạm vi, quy mô các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Quy hoạch phát triển ngành Vật liệu nổ công nghiệp phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với yêu cầu về quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân về vật liệu nổ công nghiệp; Xây dựng, phát triển ngành Vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững, trở thành một ngành công nghiệp tiên tiến, thân thiện với môi trường, có cơ cấu sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

 

Trên cơ sở quan điểm phát triển, mục tiêu chung là: Đáp ứng đủ các loại vật liệu nổ công nghiệp truyền thống, tiến tới cung ứng một số loại vật liệu nổ công nghiệp mạnh, sử dụng cho một số lĩnh vực đặc thù, an toàn và thân thiện môi trường; phân bố hợp lý cơ cấu sản phẩm, lực lượng sản xuất và theo vùng lãnh thổ; Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với ngành Vật liệu nổ công nghiệp theo hướng luật hóa các quy định hiện hành, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và có tính hệ thống cho quản lý và phát triển ngành.

 

 

Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong việc khai thác khoáng sản (hình ảnh minh họa)

 

Cùng với đó, mục tiêu cụ thể, căn cứ vào từng nhóm sản phẩm vật liệu nổ khác nhau, quyết định xác định rõ: Đối với nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp có chứa TNT: Không phát triển thêm và không nâng công suất đối với những dây chuyền sản xuất thuốc nổ trong thành phần có TNT kể cả sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tái chế từ vật liệu nổ phế thải có chứa TNT. Đến năm 2020, thuốc nổ TNT chỉ sử dụng không quá 3% so với tổng lượng sản xuất và tiêu thụ trong nước. Đối với nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ ngành dầu khí: Nghiên cứu đầu tư sản xuất một số chủng loại thuốc nổ và phụ kiện nổ phục vụ ngành dầu khí trên cơ sở nghiên cứu, phát triển từ những dây chuyền sẵn có như đạn bắn vỉa, dây nổ và kíp nổ, đến năm 2020 và 2030 đáp ứng được tương ứng 20% và 50% nhu cầu trong nước. Đối với nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ khai thác lộ thiên: Đầu tư sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời, nhũ tương an toàn, chất lượng cao, tăng thời gian chịu nước, sức công phá mạnh, có thể thay thế hiệu quả các loại thuốc nổ có chứa TNT. Đối với nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ khai thác trong hầm lò: Phát triển các sảnphẩm thuốc nổ công nghiệp theo hướng tăng sức công phá, giảm khói, khí bụi và sản phẩm có kích thước phi tiêu chuẩn phục vụ khai thác trong các mỏ có yêu cầu đặc biệt như mỏ vàng, kim loại. Các sản phẩm phụ kiện nổ công nghiệp đáp ứng yêu cầu đặc biệt như độ bền kéo, va đập, độ tin cậy khi các hầm lò khai thác ngày càng sâu, địa hình phức tạp. Đối với nhóm nguyên liệu chính: Sản xuất ổn định dây chuyền nitrat amôn (NH4NO3) là nguyên liệu chủ yếu sản xuất thuốc nổ, chủ động cung ứng cho các cơ sở sản xuất thuốc nổ. Đến năm 2016, đáp ứng 100% nhu cầu nitrat amôn để sản xuất thuốc nổ trong nước và cung cấp đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Đầu tư sản xuất một số loại tiền chất thuốc nổ khác là các hóa chất lưỡng dụng như natri nitrat (NaNO3), kali nitrat (KNO3) phục vụ ngành Vật liệu nổ công nghiệp. Đối với nhóm thuốc nổ mạnh: Đến năm 2016, sản xuất được thuốc nổ Hecxozen cho mồi nổ công nghiệp và Hecxozen siêu mịn cho dây dẫn tín hiệu nổ. Đến năm 2020, sản xuất được thuốc nổ TEN thay thế hàng dự trữ quốc gia.

 

Ngoài ra, Quyết định của Thủ tướng cũng xác định rõ nội dung quy hoạch như nhu cầu tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp; trên cơ sở đó đặt ra vấn đề sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. Theo đó, đáp ứng đủ về số lượng và chủng loại vật liệu nổ công nghiệp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước với giá cả hợp lý và có một phần xuất khẩu… Cùng với đó, trong Quyết định cũng chỉ ra các giải pháp thực hiện quy hoạch.

 

Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC là cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về PCCC đối với vật liệu nổ công nghiệp (trừ trường hợp Bộ Quốc phòng quản lý), để quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, toàn lực lượng cần tổ chức nghiên cứu, quán triệt toàn văn Quyết định 1834/QĐ-TTg, trên cơ sở, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với vật liệu nổ công nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ chiến sĩ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong phòng chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.

Hoàng Hải (BM3)