Tới dự Hội thảo có đồng chí Đại tá, PGS.TS Vũ Văn Bình – Phó hiệu trưởng Nhà trường; các chuyên gia về PCCC, CNCH, Tự động hóa từ web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc và Cục Cảnh sát PCCC & CNCH.
Đề tài “Nghiên cứu chế tạo rôbốt tìm kiếm mục tiêu dưới nước hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do đồng chí Trung tá ThS. Nguyễn Đức Ánh – Trưởng Khoa web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
làm chủ nhiệm được thực hiện từ năm 2015. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu chế tạo rôbốt tìm kiếm mục tiêu dưới nước nhằm hỗ trợ cho công tác cứu hộ cứu nạn, góp phần khắc phục những khó khăn mà lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH đang gặp phải hiện nay.
Tại buổi Hội thảo, đồng chí Chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo tóm tắt về tính cấp thiết, tiến độ nghiên cứu và kết quả thực hiện đề tài cho đến thời điểm hiện tại. Sau gần 1 năm thực hiện, nhóm nghiên cứu đề tài đã thực hiện xong 4 chuyên đề:
Chuyên đề số 1: Tổng quan về rôbốt ngầm Rov và ứng dụng trong công tác. Chuyên đề này tập trung trình bày tổng quan cấu trúc, nguyên lý hoạt động các loại rôbốt hoạt động dưới nước đã được sản xuất trong và ngoài nước, bên cạnh đó đã phân tích và đề xuất được mô hình của rôbốt ngầm ứng dụng công tác cứu nạn, cứu hộ ở Việt Nam là loại rôbốt điều khiển từ xa có cấu trúc dạng dàn khung, nguồn điện và tín hiệu được truyền từ trạm trên bờ qua dây cáp dẫn với lực nổi bằng không.
Chuyên đề số 2: Khảo sát điều kiện làm việc của rôbốt ngầm tại Việt Nam và đề xuất các chỉ tiêu thiết kế rôbốt. Nhằm nghiên cứu các ảnh hưởng của môi trường đến rôbốt ngầm, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập số liệu về độ sâu, tốc độ dòng chảy, chiều dòng chảy, các dòng xoáy….tại một số sông, hồ, kênh rạch ở Hà nội, và Thành p. Hồ Chí Minh, từ đó đã đề xuất ra được các chỉ tiêu thiết kế cần thiết cho một Rôbốt phục vụ cứu nạn cứu hộ hoạt động tại môi trường sông, hồ ao tại Việt Nam.
Chuyên đề số 3: Thiết kế phần cứng rôbốt ngầm. Dựa trên các chỉ tiêu, yêu cầu thiết kế dự kiến đã tìm được ở chuyên đề 2, nhóm tác giả tiến hành lựa chọn vật liệu, thiết kế cấu trúc khung giàn, thiết kế phần phao nổi, sự bố trí các động cơ đẩy, camera giám sát, tay kẹp cùng viêc bố trí bộ điều khiển, và các giải pháp chống nước cho các thiết bị này. Đây là công việc gặp nhiều khó khăn do kết cấu của rôbốt không những phải chịu được áp suất cao (khi lặn xuống sâu), mà còn phải có độ ổn định tĩnh về mặt cơ khí tốt nhằm giảm rung lắc trong quá trình công tác, bên cạnh đó trọng lực của rôbốt phải cân bằng với lực đẩy của Acsimet nhằm giúp rôbốt không có xu hướng bị nổi lên, hoặc chìm xuống không theo điều khiển, gây mất ổn định. Nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình rôbốt bằng chương trình phần mềm máy tính Solidword, sau đó kiểm tra mô hình bằng các phần mềm chuyên dụng như solidword cfd, và kết quả cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đề ra.
Chuyên đề số 4: Thiết kế phần điều khiển rôbốt ngầm. Sau khi có được mô hình cơ khí, nhóm tác giả tiến hành thiết kế phần điều khiển trên Matlab/Simulink. Kết quả mô phỏng trong trường hợp không có nhiễu, và trường hợp có nhiễu của môi trường nước khi vận tốc dòng chảy xuôi, ngược, từ bên sườn của rôbốt tạt vào đều cho thấy rôbốt luôn có khả năng tự động nhanh chóng ổn định lại vị trí cân bằng làm việc như ban đầu.
Sau phần trình bày của Chủ nhiệm đề tài, nhóm tác giả cùng các chuyên gia tham dự Hội thảo đã cùng nhau trao đổi, nhận xét rút kinh nghiệm đồng thời đưa ra những đánh giá một cách đầy đủ chính xác, khoa học về các kết quả mà ban chủ nhiệm đề tài đã thực hiện được trong quá trình nghiên cứu. Các ý kiến đóng góp chủ yếu về các nội dung: xác định ảnh hưởng của môi trường, dòng chảy… đến hoạt động của rôbốt; điều kiện thực nghiệm so với điều kiện làm việc thực tế của rôbốt…
Phát biểu kết thúc Hội thảo, đồng chí Đại tá, PGS, TS Vũ Văn Bình đã tóm tắt các ý kiến đóng góp, thống nhất một số nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa; đồng thời yêu cầu nhóm tác giả sớm lắp ráp, đưa rôbốt ra thử nhiệm hoạt động trong các môi trường khác nhau trong thực tế để kịp thời tiến hành các công tác tinh chỉnh, hoàn thiện tiếp theo tiến tới kết thúc nhiệm vụ.
Hồng Hải (K1)