web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Từ vụ nổ Văn Phú – Hà Đông: Nhìn lại những quả bom trong thời bình

 

hien truong tan hoang sau mot ngay xay ra no kinh hoang o van phu - 1

 

Từ những vụ nổ “vô tình”

Mỗi năm, bom mìn đã làm 1.500 người chết và 2.000 người bị thương. Như vậy là sau chiến tranh, số người bị chết do bom mìn khoảng 50.000 người, số người bị thương là 60.000 người. Đáng sợ hơn, 20% diện tích cả nước (6,6 triệu ha đất) bị ô nhiễm bom mìn. Những quả bom chực chờ gieo rắc tai họa khắp nơi: từ nông thôn tới thành phố, từ miền xuôi tới miền ngược… Việt Nam có bao nhiêu dạng địa hình có bom mìn thì có ngần ấy cách khiến những quả bom tưởng như đã “ngủ kỹ” dưới lòng đất nay lại đột ngột phát nổ, đơn giản như cầy cuốc va phải bom mìn; ra vườn vấp phải bom mìn; đào ao đụng phải bom mìn

Nhìn lại vụ nổ tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) lúc 15h30 chiều 19/3, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại khu nhà thấp tầng TT9 KĐT Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) khiến 4 người tử vong tại chỗ, 10 người bị thương, trong đó 2 người bị thương nặng. Theo kết quả báo cáo sơ bộ cho thấy hậu quả vụ nổ làm 6 xe mô tô bị cháy; 1 ô tô bị hư hỏng; các căn hộ từ số 8 đến số 27 TT9; số 75 đến 95 TT20 bị sụt nứt, hư hỏng. Vụ nổ đã tạo ra một hố sâu có diện tích khoảng 4m2, sâu khoảng 1m. Nguyên nhân vụ nổ là do một vật liệu có chứa chất gây nổ được xác định là vật liệu dùng để chế tạo bom, mìn. Vật liệu gây nổ là một khối kim loại hình trụ bằng sắt đã hoen gỉ, nặng trên 100kg, dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 40-50 cm. Kết quả điều tra cho biết, người gây ra vụ nổ là anh Phạm Văn Cường (SN 1975), quê ở thôn Nam Hùng, xã Nam Hưng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thuê nhà số 15 – TT 19 KĐT Văn Phú, quận Hà Đông từ năm 2013 để hành nghề thu mua phế liệu. Sáng ngày 19/3, anh Cường nhờ một thanh niên hàng xóm đưa giúp khối kim loại này ra vỉa hè. Đến chiều, anh Cường dùng đèn khò cắt phá khối kim loại và nhiệt lượng đã kích nổ khối thuốc nổ bên trong dẫn đến vụ nổ kinh hoàng.

Lật lại các vụ nổ trước đó, tại Hòa Bình, ngày 7/12/2015, một vụ nổ đã xảy ra tại xóm Tân Lập 1 xã Trung Minh (TP. Hòa Bình). Nguyên nhân là do hai người đã cưa quả đạn pháo 105 mm tồn sót sau chiến tranh để lấy thuốc nổ và sắt vụn bán, khiến cho quả đạn pháo phát nổ làm một người tử vong tại chỗ. Vào ngày 28/5/2015, tại Tiền Giang, một quả bom phát nổ tại xã Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè (Tiền Giang) do ông Lê Văn Minh (52 tuổi, quê huyện Bến Cát, huyện Bình Dương) làm nghề thu mua sắt thép bán phế liệu khiến ông Minh tử vong tại chỗ. Trưa ngày 14/10/2015 tại Gia Lai anh Phan Đình Thu (35 tuổi), Nguyễn Văn Thông (36 tuổi) và Lê Tấn Quang (31 tuổi) tiến hành cưa bom lấy thuốc nổ khiến 3 người bị tử vong.

Từ những vụ việc trên, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không được lấy, nhặt, cưa, phá bom mìn, vật liệu nổ tồn sót sau chiến tranh để lấy thuốc nổ và sắt vụn và báo cho các cơ quan chính quyền ngay khi tìm thấy bom, mìn hay bất cứ vật thể lạ nào để lực lượng chức năng có biện pháp giải quyết hợp lý, tránh trường hợp thương tâm xảy ra. Trải suốt những cuộc chiến tranh ròng rã, di chứng bom mìn là điều chúng ta không thể tránh khỏi và khó giải quyết vấn đề này một sớm một chiều. Nhưng, những “quả bom” giữa thời bình là điều chúng ta cần phải cảnh tỉnh. Đã nhiều lần chúng ta thoát khỏi thảm họa lớn do cháy, nổ ở đô thị, nhưng lại mất tính mạng từ những vụ nổ bom mìn không đáng có. Gần đây, những vụ việc nổ bom đều xuất phát từ những vụ cưa bom của những người buôn bán, thu mua phế liệu. Vì thế, chính quyền địa phương phải tăng cường, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về bom mìn cũng như hậu quả do chúng gây ra.

 

hien truong tan hoang sau mot ngay xay ra no kinh hoang o van phu - 7

 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân

 

 

Tại Điều 5, Pháp lệnh 16 ngày 30-6-2011 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã quy định rõ việc cấm kinh doanh vũ khí, bom mìn. Khoản 4, Điều 10, Nghị định 67 cũng quy định mức phạt từ 5 10 triệu đồng về hành vi mua phế liệu, phế phẩm là vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc cưa, tháo bom mìn trái phép. Ngay sau khi vụ nổ ở Văn Phú xảy ra, Công an các địa phương tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền về vũ khí, vật liệu nổ, bom mìn và rà soát toàn bộ cơ sở kinh doanh phế liệu để tuyên truyền cho người kinh doanh hiểu mức độ nguy hiểm để phòng tránh. Khi người dân thu mua phát hiện có bom mìn phải báo với cơ quan Công an, Quân đội để thu hồi; qua rà soát, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm. Công tác quản lý nghề kinh doanh phế liệu còn bất cập và sơ hở, do vậy quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân. Hiện nay, lượng bom mìn còn sót lại theo thống kê khoảng 15 triệu tấn và dự kiến phải mất 200 năm nữa mới rà phá hết được. Từ đầu năm 2012, Bộ Công an đã có kế hoạch tổng kiểm tra thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và kiểm tra các điểm thu mua phế liệu. Công an các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu được nguy hiểm của vũ khí, vật liệu nổ. Kết quả vận động nhân dân thu nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong 4 năm, từ năm 2012 2015 trên toàn quốc được: 52.517 khẩu súng các loại (chủ yếu là súng tự chế, súng săn); 2.574 quả bom; 2.864 quả lựu đạn, mìn;  6.471 quả đạn, đầu đạn; 135.359 viên đạn các loại, 12.743kg thuốc nổ, 60.217 kíp nổ; 28.559m dây cháy chậm; 6.023 công cụ hỗ trợ; 39.175 vũ khí thô sơ.

 

Nói về vấn đề này, đồng chí Đại tá Ngô Văn Xiêm Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cho rằng: “Tất cả các chất nổ đều phải được quản lý chặt chẽ. Việc vận chuyển cũng phải được cấp giấy của cơ quan quản lý nhà nước, vận chuyển đi đâu đều phải theo quy định và được thẩm duyệt. Nếu liên quan đến vận chuyển, buôn bán chất nổ trái phép phải xử lý hình sự. Muốn hủy chất nổ cũng phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Kho chứa cũng là loại kho đặc biệt, thiết kế theo yêu cầu về an toàn cháy nổ”. Ông cũng lưu ý, hiện nay việc nhận biết các vật chứa chất nổ rất khó đối với người dân. Khi người dân phát hiện được một vật thể phía ngoài bị hoen gỉ, tưởng rằng đó là phế liệu, một cục sắt… nhưng rất có thể bên trong chứa chất nổ. Những người mua bán phế liệu cũng không phân biệt được dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Nhằm đảm bảo an toàn, chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân.

Để chủ động phòng ngừa, hạn chế tai nạn cháy nổ, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Công Thương, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Cảnh sát PCCC thực hiện nghiêm chỉ thị quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người lao động và nhân dân nâng cao ý thức tuân thủ những nội quy, quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ, cảnh giác, phát hiện những nguy cơ gây cháy nổ để kịp thời thông báo đến cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm để có biện pháp loại trừ và phòng ngừa tai nạn cháy nổ.

Trịnh Lan