web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số quy định đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn tại các lễ hội

 

 

Để bảo đảm an toàn PCCC và thoát nạn tại các lễ, hội cần thực hiện các biện pháp an toàn PCCC sau đây:

1. Chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở, các cơ quan chức năng và Ban quản lý lễ hội cần tuyên truyền các quy định, nội quy, biện pháp an toàn PCCC và thoát nạn trên hệ thống loa truyền thanh, trong đó chú trọng việc nhắc nhở, hướng dẫn người dân cẩn trọng trong việc sử dụng lửa, điện, khí đốt hóa lỏng, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã đúng nơi quy định, cách xa các vật dụng dễ cháy và trong các thiết bị chứa bằng vật liệu không cháy; giữ trật tự và bình tĩnh tuân theo hướng dẫn của Ban quản lý khi có sự cố xảy ra… 

2. Thành lập đội PCCC cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và trang bị phương tiện chữa cháy; phân công việc thường trực hợp lý để kịp thời phát hiện và tổ chức dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh… Xây dựng các phương án chữa cháy và thoát nạn cho những tình huống phức tạp; phương án chữa cháy của những lễ hội nơi có rừng cần có sự phối hợp với phương án chữa cháy rừng và thoát nạn cho người khi có cháy xảy ra…

3. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần tuân thủ nghiêm các quy định an toàn PCCC, phòng nổ; bố trí bóng điện, các thiết bị sinh nhiệt, bếp đun cách xa các vật liệu dễ cháy; trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn chiên, nước chữa cháy; chuẩn bị các phương án thoát nạn phù hợp thực tế…

4. Việc sử dụng hệ thống điện phải bảo đảm an toàn, có thiết bị bảo vệ điện như rơle, công tắc, cầu chì, cầu dao, attomat… Không bố trí các thiết bị điện, dây dẫn điện gần khu vực thắp hương, hóa vàng mã. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ điện, điện chiếu sáng, dây dẫn điện để đảm bảo không có sự cố cháy, nổ xảy ra.

 5. Hạn chế đến mức thấp nhất thắp hương và việc hóa vàng. Khi tiến hành việc cúng tế cần có người trông coi; 

6. Không bày bán hàng hóa, để vật tư chiếm lối đi, cửa ra vào gây cản trở việc di chuyển và thoát nạn. 

7. Phải có các biện pháp bảo đảm an toàn đối với kho bảo quản, nơi cất giữ để nhang, đèn cầy, vàng mã; dụng cụ đỡ nhang, đèn cần chắc chắn, tránh ngã, đổ. 

8. Tổ chức hướng dẫn cho các tăng, ni, lực lượng bảo vệ cách thao tác, sử dụng các phương tiện chữa cháy, thoát nạn. Có phương án chữa cháy, thoát nạn phù hợp thực tế; tăng cường công tác tuần tra canh gác trong thời điểm khách đến lễ, cúng và sau khi kết thúc công việc trong ngày.

9. Đối với các bãi giữ xe: Tuyệt đối không sử dụng ngọn lửa trần, hút thuốc lá, đun nấu hoặc những hành vi có khả năng làm xuất hiện nguồn nhiệt gây cháy tại nơi này; sắp xếp xe ngăn nắp, không khóa cổ để thuận tiện sơ tán khi có cháy;. thường xuyên kiểm tra tình trạng an toàn PCCC, nhân viên trông giữ xe phải được huấn luyện các phương án, biện pháp xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra…

10. Đối với người tham gia lễ hội: Khi gặp phải những sự cố bất ngờ cần bình tĩnh để kiểm soát sự sợ hãi, ngẩng cao đầu để lấy thêm không khí; cố gắng xem xét những thông tin về sự cố cháy, nổ, sập đổ công trình… để đưa ra các quyết định chính xác về thoát nạn; nghe theo sự hướng dẫn của ban tổ chức qua hệ thống loa truyền thanh; quan sát xung quanh để tìm kiếm những nhân viên cứu hộ, nhân viên của Ban tổ chức… Khi bị kẹt trong đám đông không cố gắng di chuyển ngược dòng người mà hướng theo chiều của dòng người.

11. Khi xảy ra cháy đồng thời với việc tổ chức chữa cháy phải lập tức báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC (số máy 114), báo cho chính quyền hoặc Công an nơi gần nhất.

Lan Trịnh