Dạy tiếng Anh không chuyên ở các trường đại học Việt Nam được bắt đầu từ phần sau của thế kỉ 20. Hiện nay, tại web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc , tiếng Anh là một trong những môn học quan trọng, chiếm nhiều thời lượng nhất. Tuy nhiên, vẫn có những nhận xét cảm tính từ những cá nhân có những góc nhìn về chất lượng đào tạo tiếng Anh ở trường Đại học PCCC rất khác nhau: “chất lượng kém”, “không đáp ứng được yêu cầu hiện tại của xã hội”…. Vậy, đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh và làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh trong trường Đại học PCCC.
Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo môn tiếng Anh ở trường Đại học PCCC là: thời lượng sinh viên được học tiếng Anh trước khi vào học đại học khác nhau, tiếng Anh không phải là môn thi tuyển đầu vào, chất lượng đầu vào không đồng đều nhưng không được phân loại để dạy theo nhóm trình độ; giáo viên chưa được đào tạo để dạy tiếng Anh không chuyên và tiếng Anh chuyên ngành; chưa có đích môn học và các mục tiêu cho từng giai đoạn học tập và từng cấp học; giáo trình chưa được biên soạn một cách có hệ thống; lớp học chưa đạt chuẩn, số sinh viên trong một lớp học tiếng Anh đông, phương tiện hỗ trợ dạy học còn thiếu, môi trường chưa khuyến khích người học thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh; chưa xử lí đúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, nhu cầu và mong muốn học tiếng Anh của sinh viên; học tiếng Anh chưa có nhiều liên hệ với phát triển và nâng cao kiến thức chuyên môn của sinh viên, và thiếu cơ chế khuyến khích dạy-học chuyên môn bằng tiếng Anh. Những nguyên nhân này có liên hệ với nhiều khía cạnh của quá trình dạy học: nhu cầu xã hội, nhu cầu nghề nghiệp, nhu cầu cá nhân, trang thiết bị, tổ chức dạy hoc, v.v…
Một tiết học tiếng Anh của học viên nhà trường trên giảng đường
Trên cơ sở của những thực trạng trên, để có thể nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở trường ĐH PCCC, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây:
1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tiếng Anh cho học viên trong toàn trường;
2. Xây dựng môi trường song ngữ trong học thuật bằng cách dạy các môn học chuyên môn bằng cả hai ngôn ngữ Việt và Anh, khuyến khích và có chế độ khuyến khích những giáo viên chuyên môn có khả năng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh.
3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh để họ có thể tiếp cận với các chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy mới, thu nhận thêm kiến thức và các kĩ năng giảng dạy cần thiết để đáp ứng những nhu cầu của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng và có thể thực hiện được những đích và mục tiêu dạy tiếng Anh có hiệu quả ở trường ĐH PCCC.
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo viên các khoa chuyên môn để họ có thể dạy các môn học, đặc biệt là các môn học thuộc khối chuyên ngành bằng tiếng Anh.
5. Có kế hoạch đầu tư xây dựng các lớp học ngoại ngữ chuẩn, có chất lượng âm thanh tốt, bổ sung trang thiết bị và những phương tiện hỗ trợ dạy học tiếng Anh, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào dạy và học tiếng Anh.
6. Thành lập hoặc chỉ định một đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng một ngân hàng đề thi chuẩn phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng tiếng Anh đầu vào và chất lượng đầu ra của sinh viên đại học, học viên cao học trong toàn trường ĐH PCCC.
Điều thường có thể thấy trong thực tế dạy học là cho dù người dạy có thể dạy bất kì nội dung khó nào liên quan đến môn học, sử dụng bất kì phương pháp xa lạ nào để truyền đạt những nội dung ấy sang người học, thì người học vẫn có thể thu nhận được; chỉ có điều là những nội dung và phương pháp người dạy sử dụng có thực sự phù hợp hay không, người học có thể tiếp thu được một cách hiệu quả nhất hay không mới là những vấn đề cần phải quan tâm. Một điểm khác cần phải lưu ý ở đây là nội dung và phương pháp giảng dạy, đặc biệt là phương thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập một môn học phải dựa vào đích và những mục tiêu đề ra cho môn học đó. Khi chất lượng đào tạo một môn học thấp thì phải xem lại đích và các mục tiêu của nó; nếu đích và các mục tiêu hiện tại còn thấp thì phải có kế hoạch nâng lên, không nên chạy theo đích và mục tiêu từ bên ngoài, đặc biệt không nên sử dụng những thước đo từ bên ngoài, không phù hợp với chuẩn đánh giá của môn học trong hoàn cảnh hiện tại. Chỉ có cách nhìn tự tin như vậy thì mới có thể xây dựng được đích và mục tiêu phù hợp cho môn học phù hợp, mới có thể thiết kế được những nội dung giảng dạy và mới có được phương pháp giảng dạy phù hợp cho môn học. Và chỉ có như vậy thì chúng ta mới hi vọng nâng cao được chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở trường ĐH PCCC đáp ứng nhu cầu hội nhập giáo dục đại học khu vực và toàn cầu hóa.
Ánh Tuyết – Ngọc Thắng (TT4)