web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Châu Âu lần đầu tiên xây dựng bản đồ đánh giá nguy cơ cháy rừng

Đây là nghiên cứu do các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu cảnh quan và khí hậu thuộc Đại học Leicester phối hợp với Trung tâm Quan sát Trái đất Quốc gia, Đại học Cassino và Nam Lazio và Trung tâm Phối hợp nghiên cứu của Ủy ban châu Âu tại Ispra (Italy) thực hiện dưới sự hỗ trợ của Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên (NERC)

 

Quy mô nghiên cứu bao gồm toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) và cả những quốc gia không thuộc EU như Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Montenegro, các nước Nam Tư cũ, Macedonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bosnia và Herzegovina Kosovo.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu thập từ vệ tinh để dựng lên bản đồ về diện tích những vùng đất hoang bao quanh các thành phố, độ che phủ đất và cường độ của các đám cháy lớn, từ đó phân tích số liệu và xác định được những khu vực thường xuyên xảy ra cháy lớn và những vùng đất hoang có khoảng cách đủ gần để bắt cháy vào các khu đô thị. Nghiên cứu cho thấy các đám cháy lớn xảy ra thường xuyên hơn tại ở các khu vực giáp ranh giữa vùng đất hoang và đô thị tại Albania, Bulgaria, Cộng hòa Síp, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Các thành phố lớn và các khu du lịch như Catalonia, Madrid và Valencia cũng là những nơi có nguy cơ chịu thiệt hai từ cháy rừng cao nhất tại châu Âu.

 

 

 

Theo các nhà nghiên cứu, kinh tế toàn cầu phát triển nhanh chóng đã kéo theo sự thay đổi mục đích sử dụng đất ở nhiều khu vực của Châu Âu. Ở nơi giáp ranh với khu đô thị, đất nông nghiệp thường bị bỏ hoang khiến mọc lên các bụi cỏ rậm bao vây các thành phố nhất là ở các quốc gia Địa Trung Hải. Đây chính là nguyên nhân gây ra nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng đặc biệt là vào mùa khô nóng dễ bắt cháy như mùa hè.

 

Giáo sư Heiko Balzter, Giám đốc Trung tâm Cảnh quan và nghiên cứu khí hậu thuộc Đại học Leicester, cho biết: “Đối với những khu vực đã được chúng tôi xác định có nguy cơ hỏa hoạn cao, chính quyền địa phương cần phải ưu tiên kiểm soát nguy cơ cháy và xây dựng các chiến lược quản lý rủi ro cháy rừng tốt hơn.”

 

Tiến sĩ Beth Cole, đồng tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Leicester, đánh giá: “Việc xây dựng bản đồ các khu giáp ranh giữa vùng đất hoang và đô thị thực sự giúp chúng ta thấy được mối quan hệ giữa độ che phủ đất và nguy cơ hỏa hoạn trên quy mô toàn Châu Âu. Đây là một cơ hội tốt để cải thiện công tác quản lý đất đai, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng nguy hiểm và gây tổn thất lớn cho các khu vực dân cư.”

Ngọc Hà – Minh Tú (BM6)

(Biên dịch theo www.sciencedaily.com)