web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nguy hiểm cháy nổ tại các hầm chung cư từ việc sạc điện cho xe đạp điện

 

Tối ngày 5/1/2016 một vụ cháy đã xảy ra tại  căn hộ trên tầng 20 thuộc tòa nhà 249A Thụy Khuê (Hà Nội). Nguyên nhân được xác định là do chủ nhà mang xe đạp điện lên nhà, trong quá trình sạc đã xảy ra chập điện, nổ ắc quy. Trước đó, rạng sáng ngày 27/6/2012 cũng xảy ra một vụ cháy tại nhà dân ở tổ dân phố số 6 phường Mộ Lao, Hà Đông (Hà Nội). Tại hiện trường, xe đạp điện và 2 chiếc xe đạp cùng dựng trong gầm cầu thang của ngôi nhà bị cháy rụi, ắc quy của chiếc xe đạp điện bị cháy lộ ra cả những viên pin.

 

Hiện trường vụ cháy tại Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội (Ảnh: ST)

 

Vụ việc gần đây diễn ra vào tháng 4/2016 khi trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một chiếc xe đạp điện cháy đen chỉ còn trơ khung với chú thích “bị nổ khi đang sạc điện”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy xe đạp điện. Tuy nhiên nguyên nhân cháy thường do bình ắc quy hoặc bộ phận pin của xe, có những vụ cháy xảy ra ngay khi xe đang được sạc điện.

 

Tại các chung cư cao tầng hiện nay, tầng hầm thường được thiết kế là nơi để các phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô; việc sạc điện cho xe điện thường được thực hiện tại đây, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Khảo sát tại một số chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội cho thấy, xe đạp điện của cư dân trong tòa nhà thường được tập trung tại một vị trí gần ổ cắm điện để thuận tiện cho việc sạc. Tại đây, với tâm lý “lười” mang cục sạc lên xuống khi cần sạc, những người sử dụng xe đạp điện thường để sẵn hai hoặc ba bộ sạc tại vị trí sạc cho tất cả các xe sử dụng chung, điều này khiến bộ sạc phải hoạt động liên tục với tần suất cao. Việc bộ sạc phải làm việc liên tục cùng lượng nhiệt tỏa ra lớn khi hoạt động, khiến  tuổi thọ của bộ sạc giảm nhanh đồng thời dễ dẫn đến hiện tượng chập cháy. Bên cạnh đó, với tình trạng quá tải tại nhiều tầng hầm chung cư như hiện nay thì việc xử lý khi xảy ra cháy nổ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, tại một số chung cư, khu vực sạc điện cho xe lại bố trí khuất tầm nhìn của bảo vệ, gần vị trí sạc điện cho xe điện cũng không có các phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay; hoặc có thì bình lại hỏng, không sử dụng được.

 

Sạc điện cho xe điện tại tầng hầm một chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội

 

Vị trí sạc điện cho xe khuất tầm quan sát của bảo vệ tại tầng hầm một chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hà Đông

 

Với những ưu điểm như thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển, thân thiện với môi trường và đặc biệt không yêu cầu bằng lái, xe đạp điện đang được sử dụng ngày càng rộng rãi và được đánh giá là phương tiện phù hợp với học sinh phổ thông. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích đó, xe đạp điện cũng tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ từ chính hệ thống điện của xe.

 

Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bản thân cũng như những người xung quanh, ngoài lựa chọn những hãng xe có uy tín, đảm bảo an toàn kỹ thuật, người sử dụng cần tuân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Tại khu vực để xe của các chung cư cao tầng có người dân sử dụng xe đạp điện, bảo vệ tòa nhà cần quy định khu vực sạc điện cho xe nằm trong tầm nhìn, dễ quan sát, nên bố trí khu vực sạc cho xe điện gần lối ra thoát nạn tầng hầm; gần khu vực đó cần bố trí các thiết bị báo cháy và  phương tiện chữa cháy tại chỗ hoạt động tốt, để thuận tiện sử dụng khi có sự cố xảy ra.

Thu Nguyệt – Hoàng Hà (K1)