web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số vấn đề rút ra trong công tác PCCC từ các vụ cháy cơ sở hóa chất

Trong những ngày gần đây ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới để xảy ra những vụ cháy hóa chất gây hậu quả nghiêm trọng. Điển hình vụ cháy kho chứa sơn và hóa chất của công ty TNHH thương mại dịch vụ Vân Trúc, đường ĐT743, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương sáng 27/4/2015 hủy hoại hơn 2.000 m2 nhà kho cùng hàng trăm thùng chứa sơn, 4 xe ô tô…; vụ cháy kho chứa sơn PU trên đường Phan Thúc Trực, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng ngày 7/5/2015 khiến 15 lính chữa cháy của Cảnh sát PCCC thành phố Đà Nẵng bị thương.

 

Hiện trường vụ cháy kho sơn PU trên đường Phan Thúc Trực, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

 

Gần đây, 3 vụ nổ liên tiếp tại Thiên Tân, Trung Quốc, khiến hàng trăm người bị chết và bị thương trong đó có ít nhất 21 lính chữa cháy bị chết.

 

 

 

Hóa chất có nhiều loại như thuốc trừ sâu, thuốc trị muỗi, thuốc diệt cỏ, phân bón, axit… Chúng tồn tại ở các trạng thái khác nhau: Rắn, lỏng, khí và đa số là những chất cháy được, khi cháy toả ra nhiệt lượng lớn, trung bình khoảng (3000 – 3500) kcal/kg. Nhiệt độ bắt cháy của các hóa chất độc thường > 4500C. Khi cháy hoá chất độc toả ra nhiều chất độc như HCN, CO, HCl, khi cháy không khí hoàn toàn thì lượng khí độc và hơi thoát ra càng nhiều. Bên cạnh đó, các hóa chất còn có khả năng gây nổ khi tiếp xúc với nước hoặc giữa các hóa chất tiếp xúc với nhau. Ví dụ, Urê là loại phân bón có nhiệt độ bùng cháy 1820C, nhiệt độ bắt cháy 233 0C, khi Urê tác dụng với axit nitơric gây nổ. Một hóa chất khác đó là Sodium cyanide, có thể chuyển hóa thành khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước. Do tính chất nguy hiểm cháy cao của hóa chất, khi cháy tỏa ra nhiều khói khí độc, có thể gây nổ, do vậy công tác PCCC cần chú ý:

– Trong công tác phòng cháy:

+ Khi thẩm duyệt thiết kế phải xem xét hướng gió chủ đạo và kho chứa hóa chất phải được xây dựng ở cuối hướng gió, cách xa nguồn nước, khu dân cư, nhà trẻ, trường học, xung quanh phải có hàng rào bảo vệ, bên ngoài phải treo biển cấm lửa.

+ Bậc chịu lửa của nhà kho phụ thuộc vào tính nguy hiểm cháy, nổ của các loại hoá chất.

+ Trong kho phải có thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức; hệ thống điện là loại phòng nổ hoặc sử dụng ánh sáng tự nhiên.

+ Phải có khu vực cách ly giữa kho chứa và phòng lấy mẫu, phòng sang chiết tránh hơi hóa chất thoát ra hình thành hỗn hợp hơi khí cháy gây cháy lan toàn kho.

+ Bảo quản hoá chất và phân bón trong kho phải theo đúng quy định của catolog nhãn hàng: Về chiều cao xếp hàng, trọng lượng hàng, khối tích hàng trong kho.

+ Hoá chất độc được bảo quản trên bao bì đặt trên giá hay trên nền kho theo yêu cầu, cho phép của nhà sản xuất. Không được đổ các hoá chất độc ở dạng bột hay kết tinh thành từng đống trên nền hay trên giá hàng.

+ Các kho cần trang bị  phương tiện chữa cháy ban đầu như: Cát, bình bột chữa cháy… phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy của chất cháy để sử dụng dập tắt đám cháy hiệu quả.

+ Cán bộ kiểm tra an toàn PCCC phải thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc các cơ sở chứa hóa chất trong địa bàn quản lý và tính chất nguy hiểm cháy của hóa chất trong các kho cũng như chất chữa cháy phù hợp.

– Trong chữa cháy cần chú ý:

+ Khi xác định là cháy kho chứa hóa chất, chỉ huy chữa cháy triển khai chiến thuật phun nước làm mát xung quanh và ngăn cháy lan.

+ Chỉ huy chữa cháy chỉ phun nước chữa cháy khi biết rõ chủng loại hóa chất bên trong kho chứa không thuộc loại kị nước.

+ Cán bộ kiểm tra an toàn PCCC phụ trách cơ sở bị cháy phải có mặt ở hiện trường để phối hợp cùng chỉ huy chữa cháy dập tắt đám cháy và chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn chất chữa cháy phù hợp với hóa chất bị cháy phục vụ chữa cháy.

 

Lương Khắc Vọng (K2)