Đ/c Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh – Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH
phát biểu tại Hội nghị.
Tới dự Hội nghị còn có Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị CAND, Thiếu tướng Phạm Văn Sinh – Phó Chánh văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh – Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hà – Hiệu trưởng web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, V19, V28, C64, đại diện Cảnh sát PCCC các địa phương.
Tại Hội nghị, Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh đã báo cáo đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Theo đó, năm 2016, tình hình cháy, nổ trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Theo thống kê, đã xảy ra 3006 vụ cháy, trong đó có 1229 vụ cháy tại các cơ sở, 1290 vụ cháy nhà dân, 169 vụ cháy phương tiện giao thông, và 318 vụ cháy rừng, làm chết 98 người, bị thương 180 người, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính trên 1240 tỷ đồng và 1800 ha rừng. Xảy ra 23 vụ nổ làm chết 7 người, bị thương 48 người, thiệt hại về tài sản khoảng 1,4 tỷ đồng. Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra 29 vụ, gây thiệt hại 931,8 tỷ đồng, tương đương 75,1% tổng thiệt hại do các vụ cháy gây ra, làm chết 13 người, bị thương 4 người.
Toàn cảnh Hội nghị.
Qua phân tích, tình hình cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tập trung chủ yếu cháy nhà dân, nhà liền kề và một số loại hình cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ gồm: Khu công nghiệp, chung cư, cơ sở cho thuê mặt bằng để kinh doanh, ngoài ra năm 2016 nổi lên tình hình cháy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí như vũ trường, quán bar, karaoke. Hiện nay cả nước có 102.532 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Tại Hội nghị, đại diện PCCC các địa phương đã báo cáo thực trạng và giải pháp đảm bảo an toàn PCCC các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn. Đại diện V28 đã báo cáo kết quả công tác điều tra, xử lý một số vụ cháy lớn tại các địa phương trong thời gian qua. Trung tướng Bùi Văn Thành yêu cầu các đại biểu tập trung đi sâu thảo luận và đưa ra những nguyên nhân của các vụ cháy tại các cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ. Các đóng góp ý kiến đã được làm sáng tỏ và cụ thể.
Theo Đại tá Lê Tấn Bửu – Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hồ Chí Minh, trong các vụ cháy, trách nhiệm PCCC cần được xác định theo điều luật. Một phần lớn trách nhiệm trong mỗi vụ cháy thuộc về người đứng đầu các cơ sở, và địa phương. Bên cạnh đó, trong công tác PCCC cũng còn có một số hạn chế như: thông tin chậm trễ, chủ yếu các vụ cháy có nguyên nhân do chập điện mà trong đó, việc người dân câu mắc đường điện, sử dụng điện quá tải rất lớn. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác PCCC cần cảnh báo, tuyên truyền cho người dân, hướng dẫn người dân kỹ năng thoát hiểm. Đồng chí cũng kiến nghị, đề xuất C66 nghiên cứu ra các văn bản hướng dẫn việc thực hiện, triển khai các Thông tư, Quy định một cách rõ ràng.
Đại diện PCCC TP Hải Phòng, Đại tá Phạm Viết Dũng – Phó Giám đốc Sở cho rằng, hiện nay, tại địa phương còn tồn tại tình trạng cán bộ kiểm tra chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực trình độ; việc xử lý vi phạm còn chưa quyết liệt; trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu còn chưa cương quyết. Vì vậy đề nghị cần có sự bố trí, sắp xếp hợp lý đối với đội ngũ cán bộ kiểm tra; Cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm, kiên quyết đình chỉ đối với các cơ sở vi phạm. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp hơn.
Đại diện web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc , Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hà – Hiệu trưởng nhà trường cũng cho rằng, hiện nay việc xử lý vi phạm còn lỏng lẻo vì vậy, cần phải nghiêm khắc hơn trong xử lý vi phạm, thậm chí xử lý hình sự. Đồng chí nhấn mạnh, trong công tác PCCC ý thức của người dân chỉ là một phần, quan trọng hơn là nhận thức PCCC của người dân còn chưa tốt. Vì vậy, cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho người dân để nâng cao hiệu quả công tác PCCC. Bên cạnh đó, trong công tác PCCC cũng cần nâng cao hiệu quả của việc phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng, giữa lực lượng PCCC các địa phương và chính quyền địa phương, Công an xã, phường, thị trấn và Cảnh sát quản lý hành chính…
Đ/c Thiếu tướng Đinh Văn Toản – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội
tham luận tại Hội nghị
Một số đại biểu khác cũng đã đưa ra những nguyên nhân và giải pháp cho công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các cơ sở nguy hiểm cháy nổ hiện nay. Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn đề xuất cần nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở bởi đây là lực lượng có thể ngăn chặn, hạn chế cháy lớn bằng việc khống chế cháy ngay từ ban đầu. Thiếu tướng cho rằng, công tác tuyên truyền hiện nay một số nơi còn làm mang tính hình thức, vì vậy cần phải tuyên truyền sâu, đậm nét, sáng tạo và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các Bộ, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Cảnh sát PCCC các địa phương cần đầu tư trang bị phương tiện cho các cán bộ chiến sỹ PCCC, phải thu hút, huy động được các gói thầu lớn để trang bị đầy đủ, tạo điều kiện cho lính chữa cháy làm việc tốt hơn.
Sau gần 4 giờ làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Hội nghị đã phản ánh rõ nét tình hình, thực trạng cháy nổ đối với các cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ. Hội nghị đã thẳng thắn đề cập đến các nguyên nhân và các vấn đề hạn chế còn tồn tại trong công tác PCCC. Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Thành đề nghị các đơn vị, địa phương cần nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Lực lượng Cảnh sát PCCC các cấp làm nòng cốt, phối hợp với các lực lượng, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác PCCC&CNCH; Khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật PCCC, Luật Sửa đổi bổ sung 1 số điều Luật PCCC; Tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan thông tin và truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC, gắn kết chặt chẽ phong trào Toàn dân PCCC với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy phương châm “4 tại chỗ”; Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo rà soát bổ sung các điều kiện an toàn PCCC tại các đơn vị, cơ sở; Có kế hoạch giải quyết dứt điểm những thiếu sót còn tồn tại; Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp gắn quy hoạch PCCC với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng miền…
Hoàng Việt