web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Ngày xuân tản mạn về con gà

Chân đạp miền thanh địa/Ðầu đội mũ bình thiên/Mình mặc áo mã tiên,/Ban ngày đôi ba vợ/Tối một mình nằm riêng”. Không rõ từ bao giờ, con gà đã đi vào các tác phẩm văn học, hội họa, âm nhạc và trở thành hình ảnh nghệ thuật rất riêng trong văn hóa bốn phương.

Con gà, đặc biệt là gà trống hiện diện trong nền văn hóa Phương Đông và Phương Tây từ rất sớm. Là vật nuôi từ được thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gà gắn bó với cuộc sống con người, nhất là trong tôn giáo và thần thoại. Từ thời cổ đại, gà đã là lễ vật linh thiêng gắn liền với hệ thống tín ngưỡng, thờ cúng tôn giáo. 

Ở Hy Lạp, sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ “chim Ba Tư” để chỉ gà trống “do tầm quan trọng to lớn và công năng tôn giáo của gà trống trong xã hội Ba Tư”. Tranh vẽ đầu tiên về gà ở châu Âu được tìm thấy trên món đồ gốm Korinthos niên đại thế kỷ 7 trước Công nguyên.  Nhờ sở hữu tính dũng cảm mà gà trống được cho là tượng trưng của thần Ares, Heracles và Athena. Người Hy Lạp cũng tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống.

Trong khi đó, ở La Mã, Gà trống có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo. Gà trống có mối liên kết với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần, cũng là người chịu trách nhiệm đưa các linh hồn người chết về thế giới bên kia. Người La Mã cổ đại dùng gà trong thuật bói chim để tiên tri. Một người sẽ chăm sóc gà, khi nào cần bói thì ông ta sẽ mở lồng và cho nó hạt đậu hoặc một loại bánh ngọt mềm đặc biệt. Nếu con gà ở nguyên trong lồng và gây ra tiếng động (“occinerent”), đập cánh hoặc bay đi thì đó là điềm xấu, nếu con gà ăn ngấu nghiến thì là điềm tốt. Năm 249 trước Công nguyên, trước trận chiến Drepana, vị tướng La Mã là Publius Claudius Pulcher đã sai người vứt “những con gà thiêng” xuống biển do chúng từ chối ăn. Năm 162 trước Công nguyên, La Mã ra luật Lex Faunia cấm vỗ béo gà mái nhằm để đảm bảo lượng ngũ cốc tích trữ. Do vậy dân La Mã chuyển sang thiến gà trống, kết quả là kích cỡ gà tăng gấp đôi, mặc cho luật của La Mã quy định không được phép ăn gà đã vỗ béo.

Ở Do Thái nghi thức kapparos thường dùng động vật hiến tế là gà với ý nghĩa động vật đó sẽ mang đi mọi tội lỗi của người làm lễ. Gà trống là mẫu mực cho “tính lịch thiệp đối với bạn đời”, khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước. Sách Talmud viết “Giả sử nếu chúng ta không có kinh Torah thì chúng ta sẽ học sự nhu mì từ mèo, sự cần cù lao động lương thiện từ kiến, sự trinh bạch từ bồ câu và sự lịch thiệp từ gà trống”.

Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: “Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần. Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật. Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà trống đóng vai trò là hiện thân của Giê-su. Vào thế kỷ 6, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo. Vào thế kỷ 9, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả các gác chuông nhà thờ. 

Ở Âu Mỹ, trong nhiều truyện cổ tích Trung Âu, người ta tin quỷ dữ sẽ chạy trốn khi nghe tiếng gáy đầu tiên của gà trống. Ở Pháp, con gà trống Gô-loa là biểu tượng của nước Pháp.

Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình. Sau lễ, gà lại tiếp tục cuộc sống bình thường. Ở quốc gia này, trong lễ cúng tổ tiên, thần thánh, lúc người phụ nữ lâm bồn gà được giết bởi họ tin may mắn sẽ tới. Tiếng gáy của gà cũng được cho là đem lại thịnh vượng. 

Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng, trừ Đức Phật Thích ca mâu ni. Trong tiếng Hán, đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát. Đây là nội dung của một quẻ bói tốt nhất cho công việc hoặc tương lai của con người, được sử dụng trong tranh thay cho lời chúc lành trong ngày xuân. Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ.

Ở Nhật Bản, gà được xem là con vật linh thiêng, gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Một trong số những câu chuyện thần thoại kể rằng, Nữ Thần Mặt trời Amaterasu vì tức giận hành động ngang ngược của người em trai là Thần bão tố Susano nên đã lánh vào hang động, lấp kín cửa hang khiến dương gian chìm trong tăm tối. Trước tình cảnh đó, các vị thần bèn tìm cách để Nữ thần Mặt Trời rời khỏi hang động, mang ánh sáng ấm áp cho trần thế. Họ dùng những con gà trống giọng thật tốt thi nhau gáy để mời gọi Nữ thần Mặt trời.

Ở Việt Nam: Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp, thể hiện sinh động trên trống đồng Đông Sơn. Truyền thuyết kể rằng: Vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, gà là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Tích xưa kể rằng, vào thời Tây Sơn, tương truyền Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà chọi) hay Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương. Con gà có một vị trí quan trọng, với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng, ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh. Gà là vật tế lễ quan trọng trong các nghi lễ trang nghiêm truyền thống.

Trong văn hoá Việt Nam, dòng tranh Làng Hồ với hình ảnh đàn gà là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản. Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố, tranh dân gian vì tướng mạo quân tử của nó. Hình ảnh gà với đuôi gà trống có lông dài vồng lên hiện lên rõ nét và duyên dáng trong văn hóa người Việt. Các trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là “tóc đuôi gà”. Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích. 

Ngày Xuân, tản mạn về hình ảnh Gà không khỏi khiến chúng ta có chút bâng khuâng về những hoài niệm xưa cũ. Có một bộ phim có tựa đề “Tổ quốc tiếng gà trưa” khắc họa hình ảnh chủ tịch nước Tôn Đức Thắng khi xa Tổ quốc bất chợt nghe thấy tiếng gà ban trưa gợi nên một cảm giác buồn miên man khi nhớ về tiếng gà của tuổi thơ, của một ước mơ êm ấm, giản dị bên xóm làng. Sự đồng điệu trong khắc khoải đó một lần nữa lại bắt gặp trong bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Mỗi lần nắng mới hắt bên song/Xao xác gà trưa gáy não nùng/Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng/Chập chờn sống lại những ngày không…”.

Bảo Bình