web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Ngạt khí và những điều cần lưu ý trong cứu nạn cứu hộ (CNCH) các vụ ngạt khí

Điển hình: Vụ ngạt khí lò vôi khiến 8 người chết ở Thanh Hoá xảy ra ngày 1/1/2016; Vụ ngạt khí dưới đáy giếng xảy ra vào ngày 29/5/ 2016 tại xã Trà Tân, huyện Đức Linh, Bình Thuận làm hai người tử vong

Nguyên nhân gây ngạt là do các khí tồn tại ở cả hai dạng hữu cơ và vô cơ, điển hình như: CO, CH4, H2S, SO2…Các khí này xuất hiện. Đặc điểm chung của các loại khí này là có thể gây ngạt ở ngay nồng độ thấp. Cơ chế gây ngạt của các loại khí này thường do sự hấp phụ cạnh tranh của chúng với Oxi lên phân tử Hemoglobin trong máu, dẫn tới sự thiếu hụt oxi cục bộ trong cơ thể. Nạn nhân bị ngạt thường mất khả năng hoạt động và nhận thức trước khi hôn mê sâu và tử vong do não thiếu oxi.

Từ những mối nguy hiểm trên, có thể nhận thấy, công tác cứu nạn trong các vụ ngạt khí là một công tác đặc thù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm dẫn tới nguy cơ tử vong cao cho nạn nhân và những người tham gia công tác cứu nạn. Vậy khi tham gia cứu nạn trong các vụ ngạt khí, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Khẩn cấp: Nạn nhân trong các vụ ngạt khí thường hôn mê sâu trước khi tử vong, thời gian tử vong khoảng 10 phút. Chính vì vậy công tác cứu nạn phải tiến hành khẩn trương nhằm đảm bảo tính mạng cho các nạn nhân.

Đầy đủ phương tiện: Các phương tiện được sử dụng trong công tác CNCH phải đầy đủ và đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, với các vụ ngạt khí, phương tiện quan trọng nhất đối với người tham gia cứu nạn là hệ thống bảo vệ đường hô hấp như mặt nạ phòng độc, bình dưỡng khí. Không tham gia cứu nạn nếu không trang bị đầy đủ các phương tiện thiết yếu để tránh gây nguy hiểm tính mạng cho nạn nhân và người tham gia cứu nạn.

Bình tĩnh: Trong cứu nạn cứu hộ ngạt khí, yếu tố tâm lí vô cùng quan trọng. Tránh nôn nóng khi thực hiện CNCH, không lao vào hiện trường ngay, cần quan sát nắm hiện trường trước khi đưa ra các phương án CNCH phù hợp.

 

 Một trường hợp bị ngạt khí được sơ cứu

Ngoài ra, phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập các phương án cứu nạn ngạt khí cho người dân ở những nơi có nguy cơ xảy ra ngạt khí cao như các khu công nghiệp, các làng nghề sản xuất gạch, vôi, gốm sứ…, hoặc những nơi có nhiều giếng sâu, cạn lâu ngày. Luôn sẵn sàng ứng phó khi sự cố xảy ra, tránh tình trạng bị động dẫn tới thiệt hại về tài sản và tính mạng của người bị nạn.

Hữu Hiệu – Bá Mạnh (Bộ môn 2)